Viết chữ lên cát. Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát. Em có suy nghĩ gì về câu hỏi được đặt ra ở cuốì truyện

Đề bài

VIẾT CHỮ LÊN CÁT

Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau, nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng lên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã tát tôi".

Họ lại đi tiếp, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước và tắm rửa nên đã bị trượt chân và bắt dầu chìm dẩn. Người bạn kia vội nhảy xuống nước cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh khắc một dòng lẽn phiến đá: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu tôi".

Người bạn đã đánh cũng đã cứu anh ta thực sự ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiếm đá?"

Người kia mỉm cười và đáp: "Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỉ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xoá đi được!"

Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát?

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Em có suy nghĩ gì về câu hỏi được đặt ra ở cuốì truyện? (Trích đề thi gợi ý Olympic truyền thống 30/4 của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Thành phố Hồ Chí Minh lẩn thứ XV)

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện

- Viết chữ lên cát: dễ bị xoá đi dấu vết vì cát bị gió thổi, nước cuốn trôi...

-> Những giận hờn, oán ghét cũng giống như viết chữ trên cát, sẽ bay theo làn gió.

- Khắc chữ lên đá: khó bị xoá đi dấu vết bởi sự bền chắc của đá.

-> Những điều tốt lành, ân nghĩa sẽ được khắc ghi vào tâm khảm, không gì có thể xoá nhoà

=> Câu chuyện gợi ra bài học về lòng bao dung, vị tha và lối sống tình nghĩa có trước có sau.

Liệu chúng ta có học được cách viết trên cát

2. Suy nghĩ về câu hỏi được đặt ra ở cuối câu chuyện

Câu hỏi "Liệu chúng ta có học được cách viết trên cát?" đặt ra như một sự băn khoăn, nhắc nhở, cảnh tỉnh về lòng vị tha. Đây cũng chính là điểm nhấn của câu chuyện.

- Lòng bao dung, vị tha được biểu hiện qua việc tha thứ, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết cách xoá đi những oán ghét, hận thù trong lòng. Điều đó sẽ mang tới sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn con người, giúp người với người gần nhau hơn, khiến con người trở nên cao thượng hơn... Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn nếu con người biết tha thứ và nhận sự tha thứ từ người khác.

- Trong thực tế có những nguời mang lối sống vị kỉ, ích chấp nhận những thiếu sót, sai lầm của người khác. Họ trở nên cô độc, không được hưởng những giây phút thanh thản, bình yên trong tâm hồn.

Hãy học cách tha thứ nhung cũng cần tỏ thái độ kiên quyết trước những sai trái không thề chấp nhận.

BÀI LÀM

Ông cha ta đã dạy rằng: “trông người mà ngẫm đến ta”, có khi nào bạn tự hỏi nếu mình là người bị tát trong câu chuyện trên, liệu bạn có thể hành động được như anh ta? Hay bạn sẽ không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng như người bạn thân kia mà tát trả lại cho thỏa? Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện không dành cho riêng ai, tác giả đặt ra nó như một sự băn khoăn, nhắc nhở và cảnh tỉnh về lòng vị tha của tất cả mọi người: “Liệu chúng ta có thể học được cách viết trên cát'?”

Mỗi mẩu chuyện về cuộc sống tưởng chừng như bình thường, thậm chí vô nghĩa, nhưng nếu nhìn nhận một cách kĩ lưỡng, chúng ta hoàn toàn có thế rút ra được một bài học quý giá. Câu chuyện “Viết chữ trên cát” chính là một thông điệp giàu ý nghĩa từ cuộc sống. Một câu chuyện không quá dài nhưng đủ làm cho người ta phải suy nghĩ rất lâu. Chúng ta đều biết những dòng chữ được viết trên cát không bao giờ tồn tại lâu được. Nó sẽ dễ dàng bị cuốn đi bởi gió thổi, bởi nước cuốn... Chính vì thế, trong câu chuyện, người bạn bị tát đã viết lên cát, để những bực tức, giận hờn, oán ghét sẽ nhanh chóng bay theo làn gió. Việc khắc chữ lên đá thì ngược lại, vì dấu tích trên đá rất bền chắc, khó phai nên khi được cứu sống, anh ta đã tạc chữ trên dá, mong những điều ân nghĩa, tốt lành mà mình nhận được từ người bạn kia sẽ khắc ghi vào tâm khảm, không gì có thế xóa nhòa. Câu chuyện đã dạy chúng ta về cách đối nhân xử thế: Với những người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống, ta phải ghi lòng tạc dạ công ơn của họ đôi với mình, không được phép quên. Còn với những lỗi lầm của người khác có thể gây ra cho mình, hãy rộng lượng bỏ qua và tha thứ cho họ. Câu chuyện cùng lúc nhắc đến hai vấn đề lớn là lòng vị tha và lòng biết ơn, tuy nhiên câu hỏi cuối truyện lại đặt vấn đề về lòng vị tha, tôi nghĩ đơn giản vì việc tha thứ lỗi lầm cho một người khó hơn rất nhiều so với việc biết ơn một người vì một ân huệ nào đó. Chính vì thế, lối sống bao dung, vị tha mới là cái đích mà câu chuyện ngắn trên muốn hướng mọi người đạt đến.

Viết chữ lên cát

Trong thực tế, lối sống bao dung, vị tha biểu hiện qua rất nhiều khía cạnh cũng như nhiều lát cắt trong cuộc sống, tuy nhiên có thể gói gọn thành hai điều căn bản. Lối sống vị tha trong cuộc sống có nghĩa là sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Thật không dễ dàng gì mà người bạn bị tát trong câu chuyện trên đã không giận dỗi, oán trách, thù hằn người bạn thân đã tát mình mà chỉ lẳng lặng gửi sự bực tức nhất thời lên những dòng chữ trên cát. Hay những biểu hiện hết sức nhó nhặt như chấp nhận lời xin lỗi của một người bạn khi người bạn đó lỡ trễ hẹn với bạn, tha thứ cho một người bạn khác mặc dù họ đã từng động chạm đến lòng tự ái của bạn, hay cho qua một kỉ niệm buồn không đáng có để tình bạn được tôi đẹp hơn... cũng là những ví dụ về lối sống vị tha. Không chỉ dừng lại ở đó, sống vị tha còn là việc biết cách xóa đi những oán ghét, căm thù trong lòng. Một anh bạn luôn miệng bảo “Tớ sẽ tha thứ cho cậu”, “Tớ không đề’ tâm đến chuyện đó dâu” nhưng lại sẵn sàng mang lỗi lầm của bạn kế’ cho người khác nghe thì anh bạn đó cũng chẳng ra gì. Vì thế, sau khi chấp nhận tha thứ cho người khác mà không sẵn sàng quên đi tất cả lỗi lầm của họ, hay nói nôm na như cách dân gian là vẫn “còn để bụng” thì bạn vẫn chưa thật sự sống vị tha.

Trở lại với câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể học được cách viết trên cát'?’', vấn đề được dặt ra lúc này chính là làm thế nào đề “học được cách viết trên cát”? sống vị tha không phải dễ, chúng ta không đơn giản chỉ là học cách tha thứ cho người khác mà phải học cả cách tha thứ cho bản thân mình. Quên đi lỗi lầm của người khác cần một thời gian, nhưng quên đi lỗi lầm mình gây ra thì bao nhiêu thời gian cho đủ? Tuy nhiên, sống vị tha cũng không phải quá khó. Một chút khoan dung, một chút dồng cảm, một chút mạnh mẽ, và cả một chút dứt khoát trộn vào nhau sẽ cho chúng ta một lòng vị tha tuyệt hảo. Khi đạt được như vậy, mỗi con người sẽ trở nên cao thượng, cảm thấy tâm hồn mình sao mà thanh thản, bình yên lạ, sẽ cảm thấy gần nhau và hiếu nhau hơn trong cộng đồng này. “Khi đã biết tha thứ, bạn sẽ mỉm cười nhiều hơn, biết cảm nhận sâu sắc và dễ thông cảm với người khác”. Cuộc sống vì thố mà tươi đẹp lên, hạnh phúc hơn cho cả người tha thứ và nhận được sự tha thứ.

Sống vị tha sẽ đem đến những điều tốt đẹp là vậy, nhưng một khi chúng ta cứ tha thứ cho những hành động sai trái lặp đi lặp lại nhiều lần mà không chịu sửa chữa thì sẽ biến chúng ta thành một kẻ nhu nhược. Bên cạnh đó lại có những lỗi lầm con người không được phép phạm phải và không xứng đáng nhận được sự tha thứ. Vì thế, hãy học cách tha thứ nhưng cũng cần tỏ thái độ kiên quyết trước những sai trái không thể chấp nhận.

Người ta nói cái gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những lối sống vị tha cao quý thì trong thực tế vẫn còn không ít những người mang lối sống vị kỉ, ít chấp nhận những thiếu sót, lỗi lầm của người khác. Họ thường là những người tự phụ, bảo thủ, không chịu thay đổi cách nhìn nhận hoặc là những người nhiều chuyện, chuyên đi bắt bẻ khuyết điểm của người khác. Chính như vậy khiến họ trở nên đơn độc, không được hưởng những giây phút thanh thản, bình yên trong tâm hồn.

Chỉ với một mẩu chuyên nhỏ nhưng lại là một thông điệp về lối cư xử, lối sống ở đời giàu triết lí. Câu hỏi ở cuối câu chuyện như âm vang, như dội thẳng vào suy nghĩ của mỗi người. Nó khiến chúng ta có cơ hội nhìn nhận lại chính bản thân mình. Nó như khiêu khích rằng: bạn có thể học được cách sống vị tha chứ? nhưng đồng thời nó cùng như một lời khuyến khích: hãy sống bao dung và vị tha, vì người khác và cũng vì chính bản thân mình. Tôi tin rằng bạn đã có càu trả lời của chính mình: “Liệu chúng ta có thề' học được cách viết trên cát?”

Leave a Reply