Xưa các cụ đã dạy Lời chào cao hơn mâm cỗ, vậy mà nay dường như việc chào hỏi ít được quan tâm. Hãy bàn về hiện tượng này

1. Mở bài

Dẫn dắt về vấn đề chào hỏi xưa và nay...

2. Thân bài

- Nêu những hiện tượng thiếu lịch sự trong chào hỏi.

+ Quan hệ giao tiếp trong gia đình: con cái đĩ không thưa, về không chào.

+ Quan hệ xã hội:

Lời chào cao hơn mâm cỗ

- Học sinh càng lớn càng ngại chào thầy cô.

- Đồng nghiệp gặp nhau nhiều khi thiếu cả cái gật đầu.

- Hàng xóm láng giềng gặp nhau có lúc như người xa lạ.

- Cấp dưới với cấp trên có lúc lại xun xoe quá mức...

- Đề ra một số cách chào hỏi thể hiện nét đẹp văn hoá giao tiếp

+ Tình huống giao tiếp:

- Có tính nghi thức: lời chào phải trang trọng, tôn nghiêm.

- Thân mật, gần gũi: không cần phải trang trọng tôn nghiêm.

+ Đối tượng giao tiếp:

- Quan hệ vị thế xã hội: cấp dưới chào cấp trên tránh xun xoe thái quá; cấp trên cần tôn trọng cấp dưới tránh xem thường, kiểu cách bề trên.

- Quan hệ tuổi tác: thường thì người nhỏ tuổi chào người lớn tuổi trước; song cũng không phải lúc nào cũng câu nệ như thế mà bắt bẻ, xét nét.

Quan hệ giao tiếp trong gia đình

- Quan hệ thân sơ: nếu là thân thì có thể bỗ bã; nhưng chỉ là sơ thì phải ý tứ, giữ gìn lời nói, cử chỉ, hành vi.

3. Kết bài

- Chào hỏi thể hiện nhân cách con người.

- Chào hỏi cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội, càng phải quan tâm khi đất nước hội nhập với văn hoá toàn cầu.

Leave a Reply