Cái chết của Lor-ca được thể hiện bằng chi tiết đặc trưng, nhất là bằng nhịp điệu đột xuất khác thường nào mà trở nên ám ảnh đối với người đọc thơ

Phần tiếp theo nói về cái chết, một cái chết dường như đã được báo trước. Nhưng đó là với người đọc. Còn nhân vật trong thơ đâu có hay biết điều gì. Câu thơ "Tây Ban Nha hát nghêu ngao" rõ ràng là nhân vật đang còn hứng khởi say mê với "những tiếng đàn bọt nước". Từ "Tây Ban Nha" ở những câu đầu được lặp lại ở đây như một thứ nhịp phách, đệm đàn cho bản trường ca bất tận. Bởi thế lúc này mới vỡ ra:

Bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn.

Đàn ghita

Những câu thơ giống như những câu văn xuôi gần như không có hình ảnh cốt để nói lên một sự thật phũ phàng Tiếng đàn biến mất, vầng trăng biến mất. Thay thế cho giấc mơ là những điều mà Lor-ca đã không bao giờ ngờ tới. Đó là cái chết kinh hoàng. Dấu hiệu của thơ chỉ còn là nhịp điệu, sự ngập ngừng run rẩy. Với thể thơ tự do mà biểu hiện của nó là số chữ không cố định (dài ngắn khác nhau), không vần - cùng với một cấu trúc gián đoạn, hình tượng nhân vật Lor-ca hiện lên vừa như chủ thể mà cũng vừa như khách thể. "Bỗng kinh hoàng" là cảm giác của nhân vật được kể. Còn hai câu tiếp theo lại là giọng kể của người dẫn truyện - nhà thơ. Cả thể thơ, cả nhân vật được nói đến trong thơ chịu ảnh hưởng ít nhiều của chủ nghĩa siêu thực. Chính vì ảnh hưởng này mà nhân vật có sự phân đôi một hình một bóng. Hình của nhân vật rõ ràng là "áo choàng bê bết máu" nghĩa là một Lor-ca đã bị tử thương trên bãi bắn. Nhưng cái bóng của Lor-ca vẫn còn. Chứng cớ là:

Chàng đi như người mộng du

tiếng đàn ghi-ta nâu

bầu trời cô gái ấy. 

Ở đây có sự đối lập gay gắt giữa cái chết và sự sông hồi sinh. Nói khác đi là sự sống đã nảy mầm. Thực ra, khi hướng đầu súng vào Lor-ca, chính quyền phản động của chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-ra nhằm vào hai cái đích để quyết loại trừ: con người Lor-ca và khát vọng của ông. Nhưng chúng đã lầm. Con người. Lor-ca có thể nằm xuống như một sinh linh nhỏ bé, nhưng lí tưởng của ông, sự nghiệp của ông mãi mãi trường tồn.

Hình tượng Lor-ca

- Sự hiện hữu của một Lor-ca không chết được chứng minh một cách hùng hồn bằng chính tiếng đàn của người bất hạnh. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng đàn sau cái chết được nhắc đến bốn lần. Điều kì diệu hơn nữa là: từ "tiếng đàn bọt nước", tiếng đàn tưởng như để vỡ, dễ tan đi ở câu đầu bài thơ, sau cái chết, nó đã sinh sôi. Quả thật nó như có phép mầu. "Tiếng đàn bọt nước" đã sống cái kiếp sống thứ hai thành "tiếng ghi-ta nâu", thành "tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy". Bầu trời không những chẳng già đi mà trở lại xanh tươi (bầu trời cô gái). Vẫn biết rằng những ý nghĩ trên đây chỉ là ảo ảnh. Câu thơ viết về Lor-ca sau khi chết "chàng đi như người mộng du" chỉ là một thứ âm bản mà thôi. Chính vì thế khi từ cõi mơ trở về cõi thực, tiếng đàn bọt nước ở phần đầu bây giờ mới trở lại. Hình ảnh ấy làm ta liên tưởng đến một chúa Giê-su treo mình trên cây thánh giá:

Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng

máu chảy.

Ở đây có sự nhất quán trong hình tượng Lor-ca. Từ tấm áo choàng bê bết đỏ đến tiếng đàn máu chảy có một viên đạn xuyên qua đúng như ý định của quân thù. Nhưng bằng sự sắp xếp ý thơ, bằng việc tổ chức hệ thống hình ảnh trong thơ theo lôi sắp đặt cái hình ảnh còn đọng lại trong tâm trí chúng ta là: vì sự sống, vì cái đẹp (tiếng đàn ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, bầu trời cô gái), không thể bị tử thương. "Tiếng đàn ghi ta ròng ròng máu chảy" vì thế đập hẳn vào ấn tượng người nghe như tiếng kêu gọi phải trả thù. Phải quyết giữ lấy những gì đã mất. "Tiếng đàn bọt nước" ở đầu bài thơ đến đây tuy đã là "tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan". Nhưng "vỡ tan" theo cái cách của nó là ròng ròng máu chảy thì sinh mệnh của nó vẫn còn.

Leave a Reply