Giá trị tư tưởng giá trị nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

1. Giá trị tư tưởng

Giá trị chủ yếu về tư tưởng của bài thơ là ở chỗ: Quang Dũng đã dựng lên một bức tượng đài về lẽ sống. Xả thân, cống hiến cả tuổi trẻ của thế hệ mình vì độc lập - tự do của Tổ quốc là tiếng gọi thiêng liêng. Tinh thần "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" lần đầu tiên được hình tượng hoá bằng nghệ thuật thơ ca. Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ sáng lên trong bối cảnh đó. Ý thức về lẽ sống ở đây thể hiện thật đa dạng, nhiều chiều. Đối mặt với gian lao, đốì mặt với cái chết tất nhiên là một hành xử của người cầm súng, nhưng với những người lính phần lớn là học sinh, sinh viên Hà Nội, điều đó thật phi thường. Cũng phi thường như thế khi người lính biết gạt đi những nỗi niềm riêng hoặc tìm thấy niềm vui chung trong đêm lửa trại, trong tình cảm quân dân, trong vẻ đẹp muôn mặt của cuộc đời chiến đấu. Ý thức về lẽ sống đã thay đổi mọi cách nghĩ, cách nhìn. Đó là dấu ấn không thể mờ phai về một thời giữ nước.

Khu di tích Tây Tiến

2. Giá trị nghệ thuật

Nói đến nhân vật trung tâm của bài thơ - nhân vật anh bộ đội Cụ Hồ là phải nói đến một cái nhìn cá thể hoá. Người cầm súng ở đây vốn là những người cầm bút, nơi họ từ đó ra đi lại là phường phố chốn kinh thành. Đối tượng miêu tả ấy cần đến một cách khắc hoạ riêng. Ấy là bút pháp lãng mạn, là cảm hứng anh hùng bi tráng. Còn chất thơ, chất nhạc làm cho bức tranh tươi tắn, sinh động hẳn lên. Nó làm giàu có thêm rất nhiều đời sống nội tâm của anh bộ đội.

Leave a Reply