Tâm trạng của người ở lại trong bài thơ Việt Bắc

Tâm trạng của người ở lại:

- Nỗi niềm nhớ nhung, lưu luyến của người ở lại được gửi gắm trong những câu hỏi da diết, khắc khoải: Mình về mình có nhớ ta... Mình về mình có nhớ không.... Mình đi có nhớ những ngày... Mỗi câu hỏi là một lời nhắn nhủ thiết tha, nhắc nhở người ra đi đừng quên tình cảm gắn bó sâu nặng của mười lăm năm ấy cùng nhau chia ngọt sẻ bùi... Tác giả đã sử dụng những từ ngữ hình ảnh tương phản để tô đậm ấn tượng về một miền quê nghèo khó nhưng thắm thiết nghĩa tình: Mình đi, có nhớ những nhà - Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.

Người ở lại

- Người ở lại bày tỏ tâm trạng bịn rịn và niềm thương nhớ khôn nguôi. Nỗi nhớ trải theo chiều dài của thời gian, gọi về trong kí ức bao kỉ niệm của một thời chiến đấu gian khổ (Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai) mà hào hùng (Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh... Tân Trào Hồng Thái, mái đình, cây đa)... Nỗi nhớ ôm trùm cả không gian của núi rừng, cỏ cây cũng như ngơ ngẩn, thẫn thờ vì vắng bóng người đi: Mình về rừng núi nhớ ai - Trám bùi để rụng, măng mai để già... Trong lời nhắn gửi thiết tha của người ở lại có cả niềm hi vọng, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc...

- Nhà thơ đã thể hiện được nghĩa tình thắm thiết, sâu nặng của đồng bào Việt Bắc dành cho cách mạng, cho những người kháng chiến đang từ biệt chiến khu trở về miền xuôi, về với Thủ đô Hà Nội.

Leave a Reply