Có một câu chuyện như sau: "Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố phê: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”...

Có một câu chuyện như sau:

"Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố phê: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”.

Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình từ câu chuyện trên

GỢI Ý

Theo đề này thì ta nhận thấy được:

- Hình ảnh người bố là người quá đề cao một ước mơ

- Xem thường ước mơ của con trẻ, đặt nặng vấn đề không đáng (nghề diễn không quá tiêu cực đến như vậy)

- Áp đặt suy nghĩ qua câu nói "không có chí lớn" -> ý ông ta như thể muốn tìm cho con mình một công việc, một ước mơ thật cao sang, quyền lực,...

Diễn viên hài

- Hình ảnh người thầy ngược lại hoàn toàn.

- Có lẽ người thầy đã nhìn thấy được một niềm đam mê cháy bỏng của cậu học trò và nhìn thấy được thành công của cậu khi theo đuổi niềm đam mê đó. Trở thành một diễn viên hài.

=> Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

P/s: Thêm dẫn chứng thiết thực. Đặc biệt vấn nạn phụ huynh áp đặt suy nghĩ lên con trẻ. Con trẻ đã thành công thì hãy cho nó những bước đi của riêng mình, chúng đã trưởng thành và có cho mình những khát khao của tuổi trẻ (chọn ngành, chọn nghề). Gia đình phải là nơi nâng đỡ, động viên, tiếp sức cho con trẻ, chứ không phải là nơi gò bó những quy định hay sự áp đặt nặng nề.

Leave a Reply