Ông cha ta có câu: "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Theo em ta nên bày tỏ lòng kính yêu thầy theo cách nào? Làm thế nào để truyền thống "tôn sư trọng đạo" còn mang nguyên vẹn ý nghĩa trong sáng?

GỢI Ý

- Lí giải câu nói của ông cha ta để lại: lời khẳng định truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời xưa đến nay

+ Dân ta lấy việc học làm gốc rễ vì thế vị thế người thầy cũng được đề cao "không thầy đố mày làm nên"

+ Từ xa xưa, giá trị của người thầy tôn quí, đặt trong mối quan hệ "quân - sư - phụ"

Muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

+ Người thầy dạy cho mỗi người nhiều bài học quý giá trong cuộc sống, kể cả mặt trình độ tri thức lẫn bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện bản thân

.....

- Trình bày quan điểm bày tỏ lòng kính yêu thầy: Thể hiện trong cách giao tiếp hàng ngày, cố gắng phấn đấu hoàn thành mục tiêu học và rèn luyện bản thân, đem về các thành tích trong học tập làm rạng danh, nhân dân ta có ngày tôn vinh các nhà giáo, người thầy....

- Đặt vấn đề truyền thống "tôn sư trọng đạo" đang đặt trong thách thức thời đại hay có những ngờ vực về hành động "tôn sư trọng đạo" mất đi giá trị vốn có của nó thì cần có các tác động từ gia đình - nhà trường - xã hội và bản thân học sinh có những nhận thức đúng đắn . (Trước hết cần phải lên án những hành động sai trái khi hiểu lệch lạc về "tôn sư trọng đạo", giáo dục đúng đắn nhận thức về sự biết ơn những người thầy, người cô lặng lẽ cống hiến, .....)

BÀI LÀM THAM KHẢO

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như: “Bán tự vi sư, nhất tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là 

“Muốn sang thì bắt cầu Kiều 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” 

Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy? 

Truyền thống tôn sư trọng đạo

Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là : 

“Bồng bồng mẹ bế con sang 

Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo. 

Muốn sang thì bắc Cầu Kiều 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” 

Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. “Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo” thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được “biện pháp” của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu. 

Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng. 

Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD. 

Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô. 

Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc “ Yêu lấy thầy”. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao 

“Muốn sang thì bắt cầu Kiều 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” 

mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

Leave a Reply