Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích bộc lộ những quan niệm sống và cách xử ở mỗi người như thế nào?

Cuộc đối thoại cuối cùng với Đế Thích là điểm đỉnh trong cao trào của vở kịch, lớp đối thoại này hàm chứa nhiều triết lí sâu sắc và có sức khái quát lớn, mở rộng tầm tư tưởng của vở kịch.

Sau khi đốt hương mời Đế Thích xuống, hồn Trương Ba nêu ra yêu cầu của mình: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được, tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Câu trả lời của Đế Thích thật bất ngờ, đã cho thấy cái bi kịch của tình trạng không được sống thực của mọi người, kể từ Ngọc Hoàng lẫn những ông tiên trên trời cho đến con người dưới trần gian: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mỉnh toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những diều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi củng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất trên trời đều thế cả, nữa là ông. Đế Thích nhận ra sự thật đáng buồn ấy về chấp nhận nó như một quy luật phổ biến, còn hồn Trương Ba không thể chấp nhận tình trạng đó: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên. Đằng này đến cát thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! Hồn Trương Ba đã dứt khoát chối bỏ cuộc sống nhờ vào thân xác người khác, không được là mình, sẵn sàng trả lại xác người hàng thịt cho linh hồn anh ta dù mình phải tan biến vào trong cõi hư vô. Trước lời đề nghị của Đế Thích: nhập vào xác cu Tị, hồn Trương Ba đã không để mình mắc sai lầm một lần nữa. Ông đã hình dung ra cái nghịch cảnh trớ trêu cũng không kém gì lần trước, nếu mình nhập vào thân xác cu Tị - một đứa trẻ chưa đầy mười tuổi. Thậm chí cái bi kịch lần này sẽ còn chua chát hơn: Để rồi, chẳng bao lâu nữa, bà nhà tôi, bạn bè cùng lứa với tôi như bác Trưởng Hoạt lần lượt nằm xuống, mình tôi vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh. Những gì chúng thích tôi ghét, những gỉ tôi thích chúng chẳng ưa. Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi khách khứa đã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại. Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng, hoặc sẽ trỗ nên thảm hại đáng ghét như kể tham lam, một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn cố sống, cứ trẻ khoẻ, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời!".

Hồn Trương Ba da hàng thịt

Từ chối lời đề nghị của Đế Thích, hồn Trương Ba còn rút ra từ những sai lầm của ông tiên này (và cũng có một phần sai lầm của mình) một triết lí về những sai lầm và việc sửa chữa nó: Có những cái sai không thể sửa được. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn!".

Cuộc đốỉ thoại bộc lộ những khác biệt trong quan niệm và cách hành xử của hai nhân vật. Đế Thích cũng nhận ra tình trạng vênh lệch, giữa tinh thần và thể xác, Ngọc Hoàng, các vị tiên trên trời cho đến người thường ở chốn nhân gian. Nhưng ông tiên này chấp nhận điều đó như một thực tế phổ biến, không thể và không muốn thay đổi nó. Bởi thế mà Đế Thích đã cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt, rồi lại có sáng kiến định cho nhập vào xác cu Tị, khi hồn Trương Ba chối từ cuộc sống chung với xác anh hàng thịt. Còn hồn Trương Ba khi đã nhận ra nghịch cảnh "hồn nọ, xác kia" thì dứt khoát không chấp nhận tình trạng đó, mà muốn được sống thực là mình, thành thật với mình và với mọi người. Bởi vậy, hồn Trương Ba đã lựa chọn cho mình cái chết, hoàn toàn tan biến vào cõi hư vô, chứ không chấp nhận tình trạng sống giả "hồn nọ, xác kia" nữa.

Leave a Reply