Đặc trưng nổi bật của loại truyện cổ tích thần kì trong truyện Tấm Cám

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kì tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nói tiêu biểu nhất vì từ câu chuyện này, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ những đặc trưng nổi bật của loại truyện cổ tích thần kì.

So với cổ tích loài vật và cổ tích sinh hoạt, cổ tích thần kì là loại truyện mang những đặc trưng nổi bật của thể loại: Phản ánh mơ ước, nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái thiện, cái đẹp; yếu tố kì ảo tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện hấp dẫn và kết thúc truyện thường có hậu, mang lại sự vui vẻ, lạc quan, thoả mãn ước mơ của nhân dân.

Đặc trưng nổi bật của loại truyện cổ tích thần kì trong truyện Tấm Cám

Ngày bé thơ, mỗi chúng ta chắc hẳn đều được bà, được mẹ kế cho nghe rất nhiều truyện cổ tích. Có thể câu chuyện đó chúng ta đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần, thậm chí đã thuộc lòng những lời kế đó những không ai không tỏ ra thích thú, say sưa mỗi lần được nghe lại. Tôi nghĩ rằng sức hấp dẫn trong mỗi cậu chuyện chính là sự xuất hiện của lực lượng thần kì (yểu tố kì ảo) - đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích. Có đứa trẻ nào mà không háo hức, hồi hộp khi trong truyện hiện diện những ông Bụt, bà tiên, mụ phù thuỷ, con yêu tinh, những con vật, đồ vật thần kì, những phép màu biến hoá?

Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, lực lượng thần kì hay còn gọi là yếu tố thẩn kì, trợ thủ thần kì là kết quả của những hư cấu dưới ánh sáng cuả trí tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân. Có thể chia lực lượng thân kì thành ba loại: nhân vật, đồ vật - vật thể và sinh vật. Tấm Cám là câu chuyện trong đó xuất hiện rất nhiều yếu tố thẩn kì như ông Bụt (nhân vật), bộ áo mớ ba, Cái yếm lụa điều, cái xống lụa, khăn nhiều, đôi giày, chiếc yên cương, khung cửi (đồ vật - vật thể), cá bống, đàn chim sẻ, con ngựa, chim vàng anh, cây xoan đào, cây thị, quả thị (sinh vật). Trong đó, có lực lượng tự bản thân nó đã chứa đựng sức mạnh siêu nhiên, nhưng cũng có lực lượng thể hiện năng lực thẩn kì của mình thông qua sự biện hoá kì ảo. Và tất nhiên, các yếu tố thẩn kì, các phép biến hoá đó không xuất hiện trong truyện một cách ngẫu nhiên, hoặc chỉ để gia tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện một cách đơn thuần. Chúng còn đảm nhận, các chức năng nhất định, đóng góp vai trò nhất định đối với quá trình phát triển của cốt truyện cũng như góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện.

Đọc Tấm Cám ta thấy, ở chặng đầu tiên của truyện, nhân vật Tấm luôn phải chịu sự chèn ép, áp bức của mẹ con Cám. Mỗi lẩn bị chúng ức hiếp, Tâm chỉ biết khóc. Và lần nào Tấm khóc, Bụt cũng xuất hiện để động viên, giúp đỡ nàng. Tấm bị Cám lừa trút hết tôm tép vào giỏ của mình, Bụt hiện lên chỉ cho Tấm thật trong giỏ còn một con bống và dặn Tấm mang về nhà nuôi. Bống bị giết, Tâm khóc, Bụt chỉ cho Tấm nhặt xương bống chôn bỏ vào lọ, chôn vào bốn chân giường. Tấm không được di xem hội, phải ở nhà nhặt thóc gạo bị trộn lẩn, Bụt sai đàn và ngựa để đi xem hội. Sự xuất hiện của Bụt luôn kịp thời, giải thoát cho Tấm khỏi những trắc trở, bế tắc trong cuộc sống. Không có Bụt, liệu răng Tấm có thể vượt qua bao oan nghiệt do mẹ con Cám gieo lên cuộc đời nàng?

Bên cạnh sự xuất hiện của nhân vật thần kì ông Bụt, truyện còn có rất nhiều sự biến hóa thần kì. Ban đầu là xương bống bỏ trong lọ đem chôn ở bốn chân giường hoá thành trang phục đẹp, ngựa đẹp và yên cương đẹp. Có thể hiểu đây là món quà mà bụt ban cho Tấm để nàng có thể đến dự hội do nhà vua mở và có cơ hội trở thành hoàng hậu. Lần theo câu chuyện, chúng ta tiệp tục được chứng kiến năm lần hoá thân kì diệu của Tấm. Ngày giỗ cha, Tấm vê nhà, bị dì ghẻ lừa trè lên xé buồng cau giỗ bố. Ở dưới gốc, dì ghẻ chặt cau. Tấm Chết hóa thành vàng anh. Vàng anh bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, vứt lông ra vườn. Lông chim vàng anh hoá thành hải xoan đào. Xoan đào bị mẹ con Cám chặt lấy gỗ làm khung cửi. Rồi khung cửi bị mẹ con Cám đốt, đổ tro ra lề đường xa hoàng cung. Từ đống tro mọc lên cây thị chỉ ra một quả. Từ quả thị, Tấm hiện ra, xinh đẹp hơn trước. Nếu không phải trong cổ tích, và nếu không phải trong một câu chuyện thấm đẫm tư tưởng Phật giáo như Tấm Cám, chúng ta sẽ chẳng bao giờ được chứng kiến những lần hoá thân kì diệu như vậy. Năm lần hoá thân của Tấm là năm lần tác giả dân gian vạch trần, tố cáo tội ác dã man của mẹ con Cám. Nhưng hơn nữa, những lần hoá thân này thể hiện sức sống, lòng ham sống mãnh liệt và tinh thần đấu tranh quyết liệt của Tấm. Càng bị đày doa Tấm càng kiên cường hơn gấp bội.

Trong năm lần hoá thân này, nhân vât thần kì (Bụt) không hề xuất hiện. Như vậy, có thể khẳng định, sự biến hóa ở đây có vai trò nâng đỡ nhân vật Tấm tự thân đấu tranh để giành lại sự sống của chính mình. Và nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng Tấm luôn lựa chọn hóa thân vào những nhân vật tươi đẹp, có ích cho cuộc sống. Chim vàng anh là loài chim có tiếng hót rất hay, cây xoan đào cành lá xum xuê, khung cửi dệt vải và cây thị thì cho quả thơm. Điều đó cho thấy dù hóa thân vào sinh thể nào, Tấm cũng luôn cố gắng lương thiện có ích.

Những yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện trước hết mang lại màu sắc thần kì cho câu chuyện. Sức hấp dân của Tấm Cám nói riêng và của bản hết các chuyện cổ tích đều nằm trong chính các yếu tố này. Tất nhiên, các yếu tố thần kì xuất hiện trong truyện không chỉ để mang lại cho mỗi câu chuyện sức lôi cuốn mãnh liệt mà còn là một phương tiện nghệ thuật phản ảnh ước mơ,nguyện vọng của nhân dân lao động. Đây cũng chính là nét đặc nung thứ hai của truyện cổ tích.

Tấm là nhân vật đại diện cho phe chính nghĩa, cho cái Thiện

Tác giả của văn dân gian nói chung và của truyện cổ tích nói riêng là những người dân lao động. Cuộc sống của họ vốn rất lam lũ, khốn khổ. Trong xã hội phong kiến xưa, hưởng xuyên phải chịu dựng những áp bức, bất công những chèn ép vô lí tù phía giai cấp thống trị. Từ những mâu thuẫn trong phạm vi gia đình (dì ghẻ - con chồng, mẹ chồng - nàng dâu…) đến những mâu thuẫn trong phạm vi xã hội (giàu – nghèo, thiện – ác), tất cả điều rất khó điều hòa. Những con người ở phe chính nghĩa chỉ còn biết sáng tạo nên những câu chuyện, những lời ca, điệu hát…và gửi gắm vào đó ước mơ cháy bỏng về lẽ công bằng, về sự chiến thắng trước những điều vô nghĩa. Trong Tấm Cám mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám trước hết là mâu thuẫn trong phạm vị gia đình, giữa dì ghẻ với con chồng. Nhưng suy rộng ra, đó còn là một mâu thuẫn xã hội, giữa cái Thiện và cái Ác. Cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác là cuộc chiến không cân sức. Ban đầu, cái Thiện luôn chiếm yếu thế, luôn đơn độc. Do đó tác giả dân gian luôn viện đến lực lượng thần kì để cứu nguy cho cái Thiện, trừng trị cái Ác.

Tấm là nhân vật đại diện cho phe chính nghĩa, cho cái Thiện nên Tâm xứng đáng được sống hạnh phúc. Tấm chịu thương chịu khó, ngoan hiền, hiếu thảo lại xinh đẹp nên luôn được Bụt hiện lên giúp đỡ, nên xứng đáng được làm hoàng hậu. Ngôi vị hoàng hậu vừa là giấc mơ, vừa là phẩn thưởng mà nhân dân lao động đã trao cho Tấm. Năm lần Tấm bị hãm hại cũng là năm lân Tấm liên tục đầu tranh, kiên quyết vạch trần tội ác của mẹ con Cám, kiên quyết đòi lại sự sống của mình. Sáng tạo những chỉ tiết biến hoá thần kì này, nhân dân ta muốn gửi gắm ước mơ một cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Chiến thắng của Tấm trước những thủ đoạn tàn ác của mẹ con Cám thực chất là chiến thắng của cái Thiện của lẽ công bằng trước cái Ác, trước sự bất công trong xã hội. Đó chính là ước mơ, là nguyện vọng muôn đời của nhân dân đã gửi gắm trong truyện tích Tấm Cám.

Một trong những lí do khiến con trẻ luôn yêu thích còn bởi kết thúc mỗi câu chuyện rất có hậu. Kết thúc truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh được lấy công chúa, mẹ con Lí Thông bị sét đánh, biến thành bọ hung. Kết thúc Cây khế, người anh tham lam bị rơi xuống biển Đông còn người em giàu lòng vị tha được sống sung sướng, hạnh phúc cùng vợ con và vui vầy cùng bà con hàng xóm. Kết thúc có hậu là nét đặc trưng thứ ba của truyện cổ tích. Tất nhiên, Tấm Cám cũng có kết thúc như thế. Tấm được trở lại làm người và xinh đẹp hơn trước gấp bội phần. Quan trọng hơn, Tấm được đoàn tụ với nhà vua - người chống yêu dấu của mình. Sau bao gian khố, đau thương cuối cùng Tấm giành lại được cuộc sống hạnh phúc xứng đáng. Mẹ con Cám luôn làm điều bất nhân hãm hại Tấm nên đã bị trừng trị thích đáng. Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết và mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. Cái Ác cuối cùng cũng phải đền tội.

Như vậy, từ truyện cổ tích Tấm Cám. Chúng ta phần nào nhận biết được cách khá rõ nét về các đặc trưng của loại truyện cổ tích thần kì nói riêng và thể loại văn học dân gian - truyện cổ tích nói chung. Từ đây, soi chiếu vào bất cứ câu chuyện cổ tích nào, đặc biệt là cổ tích thần kì, chúng ta cũng dễ dàng thấy những đặc trưng đó. Không có yếu tố này cốt truyện sẽ không phát triển được hoặc phát triển theo cách khác, theo chiều hướng khác và tác phẩm sẽ không còn là một câu chuyện cổ tích. Đồng thời nó sẽ giúp nhân dân lao động thực hiện những giấc mơ đẹp, biến những khát vọng, mơ ước của mình thành hiện thực trong tác phẩm. Yếu tố thần kì chính là nét đặc trưng không thể thiếu của truyện cổ tích thần kì, góp phần quan trọng tạo nên một thế giới cổ tích lấp lánh, mang vẻ đẹp kì diệu và sức hấp dẫn kì lạ đối với con người.

Leave a Reply