Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lời tâm sự của Helen Killer: Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày. (Trích đề thi HSG tỉnh Vĩnh Long)

ĐÁP ÁN

- Giải thích câu nói

- Tôi đã khóc: nghĩa là sự tuyệt vọng, buông xuôi phó mặc,...

- Không có giày để đi: nghĩa là những bất hạnh, những khó khăn; những thất bại mà con người gặp phải trên đường đời.

- Không có chân đề đi giày: đấy là những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại của người khác còn lớn hơn những gì mà mình gặp phải.

- Ý nghĩa câu nói: là những thông điệp muốn nhắn gửi cho mỗi con người không bao giờ cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, những chông gai trong cuộc sống, bởi:

- Cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh còn lớn hơn rất nhiều lần những khó khăn mà ta gặp phải.

- Cuộc sống không chỉ trải đầy hoa hồng mà luôn có nhiều chông gai, chính những chông gai ấy là nơi thử thách, tôi luyện con người.

- Con người không thể quyết định được hoàn cảnh nhưng cần có nghị lực để vượt lên hoàn cảnh đó.

- Tương lai của mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thần...

BÀI LÀM

Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi Ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.

sống tích cực

Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kế rất thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn.

“Tôi đã khóc vì không có giày để đi”, đó như là một trạng thái tâm lí dễ gặp ở chính bản thân mỗi người. Thường thì khi không có được thứ gì theo mong muốn thì con người ta nhanh chóng cảm thấy chán nản, thậm chí là tự ti, tự ti rồi muôn “khóc” dù biết rằng đó dơn giản chỉ là một đôi giày, một chiếc áo mới - những thứ tưởng chừng mang tính chất hình thức. Xin nhắc lại trạng thái cảm xúc ở đây là khóc nhưng là khóc vì bản thân, khóc vì sự ích kỉ cá nhân. Và sự ích kỉ này cần được cảnh tỉnh: "... cho đến khỉ nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Nếu như vế trước của câu nói có từ “đã” thì về này có cụm từ “cho đến khi” khiến cho câu nói trở thành một lời nhận thức sâu sắc từ nhà văn và là lời cảnh tỉnh tâm hồn tất cả mọi người. Trong suy nghĩ của Helen Keller cho rằng hoàn cảnh của bà là cơ cực nhất nhưng sự thật không phải như vậy. Một hoàn cảnh đáng thương hơn, bất hạnh hơn hiện ra trước mắt bà là một con người đau khố đến cùng cực - một người không còn chân để đi giày. Lúc ấy bà mới chợt nhận ra rằng, không phải mình là người bất hạnh nhất. Mà lúc đó bà mới nhận ra được rằng trên quả đất này vẫn còn nhiều người khổ sở hơn, đau khổ hơn ta rất nhiều.

Trái đất vần cứ xoay, dòng đời vẫn cứ đổi thay, số phận con người cũng thay đổi như thế. Có ai ngờ, cuộc đời lại có những con người đáng thương, tội nghiệp như vậy: “một người không có chân đế đi giày”. Helen Keller đã khóc khi không có giày để đi sao? Nếu ta suy nghĩ lại thì điều đó chẳng đáng khóc chút xíu nào. Không có giày thì ta vẫn có thể mua lại được, bởi vì nó là vật chất. Tuy nếu không mua, tác giả vẫn có thế đi lại được bằng chính đôi chân của mình. Đến lúc đó thì việc hiên ngang đi lại như bao người khác vẫn là điều dễ dàng. Mất giày thì có thể mua nhưng nếu như không có chân thì ta biết mua ở đâu? Ta sẽ chẳng tìm được thứ gì để thay thế cho đôi chân cả. Vì “chân” là bộ phận của con người, nó là thứ di chuyến chính và quý giá nhất để ta đi lại. “Chân” mới là chính. Nó giúp ta có thể di chuyển một cách hiên ngang. Còn “giày” thì chỉ là một thứ “phụ liệu” cho đôi bàn chân của ta. Không có giày ta vẫn đi lại dễ dàng được. Thế mà tác giả lại khóc khi không có giày. Nếu đặt thứ vào trường hợp của người không có chân thì có lẽ tác giả đã khóc đến tuyệt vọng. Và trong lúc này tác giả mới ngộ ra rằng: chân quý giá hơn giày. Không có chân là mãi mãi ta chỉ nhìn thấy những đôi giày đẹp, chất lượng cao nhưng sẽ chẳng bao giờ ta chạm được vào đó bằng chính nghị lực, chính đôi chân của mình. Đó có lẽ mới chính là điều đau khổ, điều đáng khóc nhất trên đời khi chẳng thế nào di chuyển như bao người khác. Đáng thương thay cho những số phận oan nghiệt, trớ trêu ấy. Rồi đây, họ sẽ mãi mãi không tìm được thứ vui vẻ hạnh phúc nhất trên đời qua đôi chân.

Mỗi con người chúng ta khi có hoàn cảnh khó khăn thì đừng bao giờ khóc hay tỏ ra buồn tủi, mà hãy chấp nhận điều với thực tại. Chấp nhận để khắc phục nó, đế vượt qua nó. Từ đó mà ta cảm nhận được đời sống bằng một cách nhìn khác. Và sự tốt đẹp hơn, sâu lắng hơn sẽ hiện ra dần trong cuộc sống này.

Có một câu danh ngôn đã được viết rằng: “Nhìn xuống thì không ai bằng mình, nhìn lên thì mình không bằng ai”. Khi ta “nhìn xuống thì không ai bằng mình” thì ta sẽ chấp nhận với cuộc sống thực tại và cho mình là số một. Và tất nhiên điều đó sẽ khiến ta trở nên thờ ơ trước những thứ mình chưa bao giờ đạt được. Nhưng nếu “nhìn lên thì mình không bằng ai” thì sao? Ý nghĩa của vế này hoàn toàn trái ngược với vế trước. Giờ đây có lẽ ta sẽ có một thái độ khác so với ban đầu. Những nỗ lực, những phân đấu,... tất cả vẽ nên một tính cách mới, một cái gì đó mới mẻ trong ta. Và từ đó mà ta thêm đồng cảm hơn với câu nói của Helen Keller.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều tấm gương đã biết tự khắc phục khó khăn của bản thân và cố gắng vươn lên. Họ hiểu được giá trị của cuộc sống hay họ có một lối suy nghĩ tích cực. Một cái nhìn thoáng hơn khi họ trông thấy được vẫn còn nhiều người bất hạnh hơn mình nhưng vẫn cố vươn lên chứ không đế bị đẩy ra khỏi cuộc sống. Tự hào thay! Đáng quý thay! Khi những người tưởng chừng như đã rơi vào bế tắc của xã hội nay nhờ vào câu nói của Hellen mà vươn dậy, mà thành công với chính bản thân mình. Và thầy Nguyễn Ngọc Ký là một điển hình của điều này. Tấm gương của thầy Ký đã được bao thê' hệ học trò ghi nhớ và noi gương học tập. Bị liệt cả hai tay nhưng với nghị lực của mình, thầy đã vượt lên tất cả. Từ một cậu bé bị liệt, ngồi lặng thinh bên góc nhà với viên phấn con nhỏ xíu để tập viết từng con chữ lên sân nhà mà nay đã trở thành một con người tài năng. Vật vả với từng cơn chuột rút dau điến nhưng người học trò Nguyễn Ngọc Ký vẫn không bỏ cuộc. Để giờ đây thầy đã là một nhà giáo ưu tú, một nhà văn với những tác phẩm cho thiếu nhi đồng xúc cảm. Từ đâu mà thầy Ký có được sự nghiệp thành công như vậy? Hay vận động viên Phạm Hoàng Thắng đã dành tới 6 huy chương vàng trong đó có huy chương vàng châu Á và huy chương vàng Đông Nam Á (người đã bị hai chân teo tóp sau khi bị sốt cao lúc một tuổi).Tôi dám cược với bạn rằng chắc chắn họ từng cảm thấy mặc cảm vì những sự bất hạnh như vậy nhưng bằng nghị lực của mình họ đã vươn lên. Tôi nhớ đã đọc ở đâu câu nói: “Lí trí thường bị ngụy trang bởi sự bất hạnh”. Vì vậy những người được hưởng nhiều sự may mắn hơn thì hãy sống cho hết mình, thật cam đảm không ngại với những khó khăn trong cuộc sống. Câu trả lời chính là nghị lực trong cuộc sống, một nghị lực mạnh mẽ hoàn cảnh của mình giống như câu nói của Helen Keller.

Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều người vẫn chưa có nhận thức nhiều về cuộc sống. Họ nhìn nhận cuộc đời theo một cách tiêu cực. Họ cứ thấy mình là người bất hạnh, khốn khố nhất. Và chính vì vậy họ càng ngày càng bị lún sâu vào hố đen thăm thẳm, trong khi những vòng sáng cuộc đời đang dần rời xa họ.

“Dừng đổ thừa hoàn cảnh” - một người đã nói thế. Cho dù hoàn cảnh có cơ cực hay sung túc thế nào đi chăng nữa thì ta phải biết chấp nhận và luôn phải đứng dậy để hướng đến một hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Nếu đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn hoàn cảnh bất hạnh vậy thì ta phải góp một phần vào việc giúp đỡ người khác biết chấp nhận để có niềm tin trong cuộc sống. Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về mặt ý nghĩa rằng một khi mình trở thành người bất hạnh, thì đâu dó trong cuộc sống này vẫn còn nhiều người bất hạnh hơn ta, vẫn và đang cố gắng vươn lên, vậy tại sao ta lại không làm như vậy? Giữa dòng chảy của thời gian, không ai trong đời mà không gặp bất hạnh, rủi ro, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường tích cực để phòng và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.

Chỉ là một lời tâm sự, cảm nhận rút ra từ cuộc sống, từ thực tế mình quan sát nhưng Hellen Keller đã thức tỉnh, đã đánh lên một hồi chuông báo động cho những người chỉ chăm chăm nghĩ đến mình, ích kỉ hay tự ti. Lời tâm sự đó đã trở thành một bài học ý nghĩa một chiêm nghiệm sâu sắc không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào mà là cho tâ't cả mọi người về một cuộc sống, một cách sống tích cực trong xã hội: Phải biết ơn cuộc sống đã ban cho ta những điều đáng quý, hãy trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để giành lấy những gì mình mong muôn. Đừng bao giờ buông xuôi bởi "không có gì là không thể"! Hãy sống dũng cảm và kiên cường như cô bé Aya trải qua năm tháng bệnh tật, đã qua đời trong nước mắt thương tiếc của mọi người và những đóa hồng đỏ thắm bao quanh.

Người chiến thắng cuối cùng chưa hẳn là người mạnh nhất mà là người có đủ niềm tin, dũng cảm và nghị lực nhất. Cuộc sống không lấy hết của ai điều gì và con đường đi đến thành công không phải bao giờ cũng trải đầy hoa hồng. Chính vì thế hãy sống tích cực đế đến "khi chúng ta qua đời, mọi người khóc còn chúng ta cười". Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller thực sự đã tìm ra một chân lí cuộc sống, một cách sống đẹp, sống tốt và quan trọng hơn hết là để lại một bài học đáng quý cho tất cả chúng ta.

Leave a Reply