Nghị luận: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của nhà thơ Pháp Laphongten: "Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn"

1. Giải thích câu nói:

"Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn".

- Ích kỉ là gì? Là chỉ nghĩ, chỉ biết đến mình, không quan tâm tới lợi ích của người khác.

- Dùng "thuốc độc" - một thứ gây hại nghiêm trọng cho tính mạng con người để định nghĩa, so sánh ngang bằng ("là") với tính ích kỉ => Sự hủy hoại của tính ích kỉ với tình bạn.

- Câu nói vạch ra tác hại ghê gớm và tốc độ phá hoại nhanh chóng của tính ích kỉ đối với một trong những tình cảm cao quí nhất của con người. Muốn tình bạn được "sống", được tồn tại, phát triển thì không thể giữ tính ích kỉ.

2. Bình luận:

- Thế nào là tình bạn (là gì? cơ sở xây dựng? điều kiện duy trì và phát triển?): tình bạn chỉ được xây dựng, duy trì, phát triển dựa trên sự tương tác, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ giữa hai người.

Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn

- Bản chất, biểu hiện của tính ích kỉ?

=> Cho thấy: bản chất của tính ích kỉ đi ngược lại, triệt tiêu những đặc điểm, giá trị của tình bạn. Tình bạn và sự ích kỉ không thể dung hòa. Ích kỉ sẽ giết chết tình bạn.

- Đặt ngược lại vấn đề: Sự ích kỉ tiêu diệt tình bạn nhưng một tình bạn đẹp liệu có thể thay đổi được tính ích kỉ?

+ Tốt và xấu luôn tồn tại, đấu tranh trong một con người. Mỗi chúng ta đều có sự ích kỉ dù ít hay nhiều.

+ Một tình bạn trong sáng, chân thành, nồng nhiệt nhiều khi có thể làm thay đổi, cảm hóa phần ích kỉ trong mỗi con người. Cha ông ta từng nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Bởi vậy, hoàn toàn có thể hi vọng: một tình bạn đẹp sẽ đủ kháng chất để "miễn dịch", thậm chí tiêu diệt "virut" ích kỉ trong mỗi cá nhân.

Lưu ý: Lấy dẫn chứng cụ thể ở mỗi ý phân tích.

3. Liên hệ bản thân

Leave a Reply