Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc/ Khi lòng ta đã hóa những con tàu/ Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát/ Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu

CÁC Ý CHÍNH

Bài thơ “Tiếng hát con tàu” khắc hoạ một nội dung xuyên suốt, ca ngợi Tây Bắc ân tình, thủy chung, ý thức trách nhiệm xây dựng Tây Bắc giàu đẹp với quyết tâm cao đẹp, thiết tha ân tình bởi vì Tây Bắc - mảnh đất quê hương của “mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” đã phải chịu biết bao nhiêu tang tóc, đau thương, với bao cảnh “Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa”. Thông qua đó là một tài năng nghệ thuật “sáng tạo hình ảnh đặc biệt phong phú, mới lạ, sắc sảo, những liên tưởng, so sánh, thông minh, tài hoa giàu biểu tượng và triết lí” bao trùm toàn cảnh “cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”.

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu

Riêng bốn câu đề này đã chứa đựng “linh hồn” của bài thơ và "kết tủa bằng hai hình ảnh biểu tượng theo suốt chiều dài của “Tiếng hát con tàu”. Tây Bắc không chỉ là Tây Bắc cụ thể bởi vì “Có riêng gì Tây Bắc” mà Tây Bắc đã là Tổ quốc, là hóa thân của Tổ quốc, của nhân dân và gắn liền với lịch sử dân tộc: chiến thắng lịch sử Điện Biên chấn động địa cầu. Cái ý tưởng Tây Bắc cũng là Tổ quốc, là tâm hồn, là nhân dân do tài thơ của nhà thơ thật tài tình mà hợp lí lâu hơn hay đúng hơn là điều băn khoăn, trăn trở của nhà "sáng tạo tài hoa kia” đã đặt ra cho mình và cho cả muôn ức triệu người.

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu

Tây Bắc đã là Tổ quốc là Tây Bắc. Hình ảnh Tây Bắc và Tổ quốc đã đan xen vào nhau, hoà nhập vào nhau thành một thể thống nhất. Đường tàu đã trải dài trước “cửa sổ tâm hồn”. Con tàu đã cất cao khúc ca chúng ta hãy lên đường, hăng hái vươn lên phía trước tiến tới tương lai. Hình tượng con tàu vì thế trở thành một điểm sáng thẩm mĩ của nghệ thuật, một phát hiện mới, sáng tạo độc đáo của nhà thơ.

Leave a Reply