“Những điều xấu mà người ta nói về mình chẳng khác nào chiếc cày; còn tâm hồn mình cũng như mảnh đất. Chiếc cày xé rách mảnh đất nhưng sẽ làm cho đất thêm phì nhiêu”. Hãy giải thích và bình luận

DÀN Ý

1. Mở bài

- Tự ái - một bản tính không mấy tốt đẹp nhưng con người không ai là không có; nó kìm hãm con người và dần đẩy con người vào hố sâu.

- Làm cho người ta không còn nhận ra rằng: “Những điều xấu mà người ta nói về mình chẳng khác nào chiếc cày; còn tâm hồn mình cũng như mảnh đất. Chiếc cày xé rách mảnh đất nhưng sẽ làm cho đất thêm phì nhiêu”.

2. Thân bài

Ai cũng cho mình đúng vì thế mà việc nghe những lời chê bai, chỉ trích là một điều không dễ dàng nhưng nhờ đó mà ta tiến bộ và đi được đến thành công sau này.

Đi vào giải thích

- Thế nào là những điều xấu mà người ta nói về mình?

- Giá trị của nó (giúp cho người được nhắc nhở sửa chữa lỗi lầm và tạo cho mình một hướng đi chính xác).

- Sự khác biệt giữa những lời nói tốt đẹp với những lời nói khó nghe.

Biện luận

- Những yếu tố khách quan, chủ quan dẫn con người đến những sai phạm và cách con người nhìn nhận những sai phạm của mình.

- Phải tiếp nhận những lời nói xấu về mình một cách chọn lọc, không nên nghĩ tất cả những gì người ta nói là đúng.

- Dần chứng trong cuộc sống (ngày xưa khi vua chúa còn nắm quyền cai trị và ngày nay - trong giai cấp lãnh đạo, gia đình, nhà trường,...).

- Không phải lúc nào chiếc cày làm rách mảnh đất mà còn làm cho mảnh đất đó phì nhiêu bởi đất có nhiều loại cũng như người nhiều hạng (dẫn chứng)

- Cách chỉ ra cái sai, cái xấu của người khác (“thành tâm” và “thiện ý” đi đầu).

Chiếc cày xé rách mảnh đất nhưng sẽ làm cho đất thêm phì nhiêu

3. Kết bài

- Hãy biết phục thiện.

- “Thuốc đắng dã tật”, “Ngọc không giũa không thành ngọc quý”, có trải qua cay đắng, sự gọt giũa và rèn luyện thì mới thành người.

BÀI LÀM

Tự ái - một bản tính không mấy tốt đẹp nhưng trong tâm tính của mọi người, vẫn luôn giữ một vị trí rất quan trọng và luôn sẵn sàng “xuất đầu lộ diện” bất cứ khi nào chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy. Nó kìm hãm con người, khiến cho con người lúc nào cũng đứng ở lập trường của cá nhân để nhận xét về mình, làm cho mọi đánh giá đều ở thê chủ quan và thậm chí là không muốn nghe cũng như tiếp nhận bất cứ lời nhận xét nào từ người khác về mình, dần dần đẩy con người vào hố sâu mà không hề hay biết đồng thời cũng không nhận ra được: “Những điều xấu mà người ta nói về mình chẳng khác nào chiếc cày; còn tâm hồn mình cũng như mảnh đất. Chiếc cày xé rách mảnh đất nhưng sẽ làm cho đất thêm phì nhiêu”.

Mọi người, từ đứa trẻ lên ba cho đến những cụ già vẫn luôn nghĩ rằng từng hành động, từng việc làm của mình là đúng cho dù trong mắt mọi người có sai đi chăng nữa, bởi mọi người khi làm việc gì điều có mục đích của mình và cố gắng làm sao đế đạt được mục đích ấy thế là tốt rồi, mặc kệ là dùng thủ đoạn gì và mặc cho ai muốn nghĩ sao thì nghĩ, họ bỏ ngoài tai tất cả những lời nhận xét đánh giá về hành động của họ của những người ngoài cuộc. Bởi vậy phải nghe những lời chê bai, chỉ trích là những điều không dễ dàng chút nào nhưng cũng chính nhờ đó mà người ta tiến bộ hơn nhiều và đi được đến thành công sau này. Và thực tế đã chứng minh được điều ấy.

Những điều xấu mà người ta nói về mình có thể là những việc làm sai trái hay những thiếu sót mà mình đã phạm phải trong quá trình sống và học tập nhưng lắm khi đó là những lời vu khống mà người khác đặt ra và gán ghép cho mình. Nhưng dù ta có phạm phải lỗi lầm hay không thì đều bị một trạng thái cảm xúc đè nén, đó là sự buồn rầu và sầu não, làm cho mình, cõi lòng mình rạn nứt, đau khổ nhưng nỗi đau khổ kia dến một cách đột ngột và ra đi cũng một cách nhanh chóng, ngày một ngày hai nỗi sầu đó cũng sẽ vơi đi và con người nhìn nhận, đánh giá lại những lời chê bai, chỉ trích kia. Khi đã nhìn ra được vấn đề một cách khách quan, con người có thể hiểu được đâu là đúng và đâu là sai, từ đó tạo cho mình một hướng đi chính xác. Như vậy những lời nói xấu thật không phải là xấu xa, trái lại nó có một giá trị lớn lao và có khả năng siêu phàm: ấy là sức mạnh cải tạo con người, là phương thuốc tốt nhất để đánh thức, thức tỉnh con người trước những sai phạm của cuộc đời.

Từ ngày cha ông ta nhận thức được ý nghĩa về sự tồn tại của mình thì ai ai cũng muốn được người ta khen, tán dương và nói tốt cũng như ghét những kẻ nói xấu mình, luôn chê bai, chỉ trích mình. Như một quy luật khách quan những điều ấy cũng dễ hiểu thôi nhưng mọi vấn đề, mọi sự việc đều có hai mặt của nó, những lời nói tốt đẹp đôi khi làm người ta vui vẻ và có thế nhờ nó làm động lực đế phát triển, nâng cao mình hơn nhưng cũng lắm khi nó nâng ta lên quá cao làm cho ta hạnh phúc và thậm chí đắm chìm trong sự hạnh phúc ấy mà trở nên suy đồi, còn những lời nói thật chân thành có thề làm cho người ta tan nát khi lời nói ấy chạm đến lòng tự ái của họ, nhưng đó chỉ là cảm giác nhất thời nhưng sẽ có lúc họ nhận ra và sửa chữa, khắc phục lỗi lầm đế sống có ích và hạnh phúc hơn. Dân gian có câu “nhân vô thập toàn”, đã là con người thì không ai tốt cũng như xấu toàn diện về mọi mặt được, chính vì thế mà chúng ta không nên sợ và tìm cách tránh xa những lời chê bai, chỉ trích hay tỏ thái độ cay cú, hậm hực với những người vạch trần cái sai, cái xấu của mình đề từ đó phán xét và phục thiện, đừng vì những lời khó nghe mà câm thấy tuyệt vọng, hãy lấy những lời ấy làm phương tiện, làm động lực đế rèn luyện, hoàn thiện và phát triển mình.

Trong vòng quay của sự phát triển công nghiệp, con người mãi bon chen, giành giật nhau từng đồng bạc, từng miếng đất và khôi kẻ đã bất chấp thủ đoạn xấu xa bỉ ổi để dạt được những gì mình cần, những gì mình muốn. Trong xã hội ấy con người sống mà không còn quan tâm đến đạo đức của chính mình, mãi đua theo sự biến chuyển của xã hội nên không hề “rảnh” đến một phút để tự mình suy ngẫm lại chính mình, suy ngẫm lại những hành động của bản thân mình để sửa chữa, đổi thay.

Những điều xấu mà người ta nói về mình có thể là những việc làm sai trái

Ấy là do yếu tố khách quan, có thể sự thay đổi của xã hội đã khiến cho họ trở nên như thế nhưng ở một khía cạnh khác cũng có những con người vì sự chủ quan của chính bản thân mình, vì lòng tự ái mà không muốn người khác cũng như chính mình nhận xét, chê bai hay chỉ trích, ơ một số người hiện nay, lối sống buông thả hời hợt đã trở thành nếp sống của họ, không ít người làm mà không chịu trách nhiệm về việc mình làm. Tất cả những việc ấy, dù là do yếu tố khách quan hay chủ quan đi chăng nữa thì đều dẫn chung đến một ngõ hẹp làm cho con người ngày càng bị tha hóa và biến chất. Nhưng xét đến cùng, khi đã bắt tay vào làm việc thì từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc người làm việc đó không thế nhận ra hết được là mình đúng, mình sai chỗ nào mặc dù người đó cố tình tìm kiếm. Những người trong cuộc thường có cách nhìn chủ quan, phiến diện hơn so với những người ngoài cuộc và dĩ nhiên người ngoài cuộc sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và chính xác hơn, vậy sao ta không mượn những lời nhận xét để tìm hiếu vấn đề, biết việc mình làm một cách xác đáng hơn?

Bảo vệ ý kiến, lập trường của mình là tốt, song không phải lúc nào ý kiến của mình lúc nào cũng đúng, lập trường của mình lúc nào cũng phù hợp, chính vì thế mà cần phải tiếp nhận những ý kiến của người khác, nhưng tất nhiên không nghe theo một cách máy móc như kiểu “đẽo cày giữa đường”. Cũng như những lời nói của họ không phải lúc nào cũng đúng, đừng lúc nào cũng nghĩ những lời nói của họ xác đáng hơn ta đến lúc biến mình thành một tay ba phải, ai nói sao cũng nghe, ai kêu cũng dạ. Sống ở đời không ai “mười phân vẹn mười” vì thế hãy cố gắng lắng nghe tất cả những gì về mình đồng thời phải biết đánh giá, phân chia đâu là lời nói đúng và dâu là lời sai đế có thề hoàn thiện được mình.

Ngày xưa, khi chế độ phong kiến còn đóng đô trong tư tưởng của người phương Dông, khi mà vua chúa còn ngôi vị độc tôn, dưới gầm trời không ai cao quý và đáng trọng bằng thiên tử, mọi ý chỉ của vua đều được mọi người phục tùng một cách nhanh chóng và thậm chí là làm một cách mù quáng, không có mấy ai dám đứng ra phản đối khi ý chỉ của vua có vấn đề, có sai trái. Nhưng như thế một lần, hai lần còn có thế bỏ qua nhưng những lần sau nào biết được giang sơn có giữ vững được chăng, bởi thế bên cạnh những ông vua luôn có những vị thần đảm nhận chức vụ can ngăn vua khi vua làm những hành động sai trái, làm ảnh hưởng đến nhân dân, đến giang sơn, những vị quan làm nhiệm vụ can ngăn ấy không ai khác mà là những con người được đào tạo từ cửa Khổng sân Trình, nơi mà tư tưởng Nho giáo dề nặng. Như vậy những người ra lời can ngăn, vạch trần điều xấu trong việc làm của vua chúa không phải là những kẻ không trọng vua, không giữ trọn chữ “trung” với vua, mà những vị ấy là những trung thần được sử sách lưu danh, nghìn đời vẫn còn sáng mãi.

Ngày nay nghĩa vua tôi đã không còn mà thay vào đó là mối quan hệ giữa chủ tịch nước với những người dưới cấp và cũng như thế, mọi người đều tôn trọng vị cấp trên của mình nhưng cũng luôn sẵn sàng ra lời can ngăn khi có những chỉ thị sai trái.

Những con người đó không chỉ có lòng can đảm mà còn dùng tâm của một vị quan liêm chính đế ra lời can ngăn dù không biết sau khi ra lời can ngăn đó cuộc đời mình sẽ ra sao, cái chết hay là những lời khen? Không ai đoán được.

Những lời can ngăn ấy có thế làm cho nhà vua hay vị chủ tịch nước cảm thấy khó chịu hay tỏ thái độ ghét bỏ hay “chiếu tướng” những kẻ đã dám vạch ra chỗ sai của mình, nhưng những điều đó chỉ tồn tại ở vị lãnh đạo tồi mà thôi còn những vị lãnh đạo có tâm, biết nhìn nhận vấn đề thì không những khen thưởng cho trung thần mà còn biết sửa mình đế từ đó làm cho nước nhà vững bền hơn. Trong gia đình con cái nhờ những lời khuyên răn của cha mẹ mà nên người, còn chính ta thi đón nhận những lời khuyên răn ấy bằng thái độ không bằng lòng, khó chịu nhưng đôi lúc còn phản kháng những lời khuyên răn ấy bằng những lời nói làm cho cha mẹ phải phiền lòng. Đứng ỏ' góc nhìn của một người con ta không thể nào hiểu thấu dược tâm lòng của những người làm cha làm mẹ. Nhưng khi đã bình tĩnh lại, nhìn nhận lại sự việc, dứng ở góc độ của người làm mẹ ta sẽ hiểu vấn đề và có cảm giác hôi hận và tự thấy hố thẹn với lương tâm của mình, từ đó làm cho mình trưởng thành và nên người hơn lúc bị người khác mắng chửi dù là người đó có là bố mẹ của mình đi chăng nữa.

Ở nhà có bố mẹ, lên trường có thầy cô, bạn bè. Bố mẹ muốn ta nên người mà khuyên răn, dọa nạt, thậm chí là đánh đòn còn thầy cô thì muốn ta học tốt mà tỏ ra nghiêm khắc, đôi khi nói nặng lời và những lời ấy cũng sẽ chẳng được ta tiếp nhận một cách vui vẻ, nồng nhiệt mà đón nhận bằng vẻ mặt sầu não thậm chí là tỏ thái độ bất cần, không thèm nghe và xem những lời nói đó như gió thoảng qua tai. Phút nông nổi ta nghĩ thế nhưng về nhà nghĩ lại ta mới biết thầy cô la là muốn tốt cho mình. Vậy mà lòng tự ái đã lấp đi tất cả. Còn bạn bè, khi có đứa nào nói xấu mình thì không thèm chơi với nó nữa dù lời nói xấu ấy mang mục đích tốt hay xấu. Nhưng người ta nói “ở chọn nơi, chơi chọn bạn”, bạn tốt không phải là người luôn ủng hộ ta trong mọi việc của ta mà phải là người biết cản ta trước những hành động sai trái của mình.

Người đời có câu “sự thật mất lòng”, lời “nói ngay hay trái tai” nhưng cũng có câu “lời nói đọi máu”, “lời nói đau hơn roi vọt”, chỉ cần một lời nói thôi cũng đủ khiến cho ta tỉnh ngộ, lớn thêm một chút, trưởng thành hơn một tí. Nhưng không phải lúc nào cũng nhờ chiếc cày xé rách mảnh đất mà các mảnh đất phì nhiêu như nhau cả bởi vì đất có nhiều loại cũng như người có nhiều hạng.

Có người có lỗi, đang mắc phải sai lầm nhưng do chủ quan lại kém hiểu biết nên không nhận ra tính chất của việc mình làm, lúc nào cũng nghĩ mình đúng nên chỉ có những người có lòng kiên nhẫn và một lòng hướng cho kẻ đang mắc lầm lỗi ra ánh sáng của cái thiện thì mới mong họ phục thiện.

Có người tận đáy lòng đã nhận ra điều xấu mà người ta vạch ra cho mình nhưng vì tự ái nên cứ ngoan cố che dấu lỗi lầm đề ngày càng lún sâu vào con đường lầm lỗi.

Có kẻ thành tâm nhận ra điều xấu nhưng không sửa chữa vì thói hư, tật xấu đã trở thành nếp trong đời sống của họ cho nên khó có thể sửa đổi trong ngày một ngày hai mà phải cần có một quá trình lâu dài, đòi hỏi ở người ấy cả ý chí lẫn nghị lực.

Cũng có người biết nhận ra điều xấu nhưng miễn cưỡng sửa sai vì sợ người khác khiển trách hay sợ những hình phạt giáng xuống đầu mình. Sửa sai thì nhanh nhưng do không có một lòng thành tâm phục thiện nên trước sau gì cũng trở lại tật xấu theo thói “ngựa quen đường cũ”, lại phạm phải lỗi lầm mà không ai dám chắc lỗi lầm lần sau có nhỏ hơn lần trước hay không.

Vạch trần điều xấu của người là tốt nhưng nói lên cái xấu mà được người ta tiếp nhận một cách thoải mái, bằng mặt và cả bằng lòng, không những không thù hằn mình mà còn tỏ thái độ biết ơn đối với mình là cả một “nghệ thuật”, phải biết chọn thời điểm đúng lúc, đúng nơi đề nói cho họ cái sai, cái xấu của họ đế họ sửa sai, đừng lợi dụng vào chút sai lầm của người ta mà lấy nó làm vật làm tin để đạt những mưu cầu của mình, không nên vạch trần cái xấu của họ trước mặt mọi người hay dùng thái độ khinh thường, nhạo báng của cái kiểu lên mặt dạy đời để chỉ cái sai, cái đúng cho họ, làm như thế không phải mình dang bày cái xấu của họ ra trước mặt mọi người mà đang diễn thuyết bài “tôi là người xấu bạn ơi!” và cuối cùng thành ra “gậy ông đập lưng ông”. Hãy giúp người ta nhận ra cái sai của họ nhưng nhẹ nhàng dùng tiếng nói của “người khôn” đê khuyên răn họ, đưa họ ra ánh sáng của cái đẹp, chỉ có thành tâm và thiện ý mới có the giải quyết dược vấn đề.

Những diều xấu mà người ta nói về mình có thực là chiếc cày xé rách mảnh đất và làm cho mảnh đất phì nhiêu? Có thể có nhưng cũng có thề không vì mỗi người là một người, không ai muôìi mình bị chèn ép dưới bàn tay của kẻ khác, nhưng bị chèn ép dưới bàn tay của cái đẹp, cái thiện thì cũng nên đầu hàng. Hãy luôn nhớ rằng “thuốc đắng dà tật”, “ngọc không dũa không thành ngọc quý”, có trải qua cay đắng, sự gọt giũa, rèn luyện thì mới thành người.

Leave a Reply