Phân tích bài thơ Tây tiến từ “Doanh trại hừng lên hội đuốc hoa” đến hết

CÁC Ý CHÍNH

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Từ ngữ ở ba câu thơ này không nằm trong hệ kí ức. Bởi lẽ ngoài những động từ mạnh mẽ (Doanh trại bừng lên... Khèn lên...), một hô ngữ, một tiếng gọi (Kìa em...) khiến cảnh tượng như đang diễn ra trước mắt. Khi kỉ niệm sống động và da diết thức dậy trong lòng người, ta cảm giác như trong hiện tại. Và như trên đã nói, điều này khiến bài thơ không gần với thể hồi tưởng mà là một khúc độc tấu của người chiến sĩ đang hành quân. Nếu mười bốn câu thơ mở đầu được đặc trưng bởi mô tip về sương khói, về độ cao thì ở tám câu thơ tiếp theo, nghệ thuật trùng điệp gợi lên một trường liên tưởng khác. “Hội đuốc hoa” từ âm thanh đến ngữ nghĩa, những từ này lập tức làm xuất hiện trong người đọc Việt Nam những ẩn dụ về hội lễ cẩn lứa đôi (động phòng hoa chúc) của truyền thống. Đuốc, hoa, mặt khác, lại tắm trong ánh sáng của lửa trại, của những đêm rước đuốc, của hội lễ cách mạng, trở thành ẩn dụ của tình quân dân, chỉ nhờ thay đổi có một chữ: Chúc (đèn nến) trở thành đuốc. Sự thay đổi này là của nhà thơ hay đây là chi tiết của đời thực? Câu trả lời đã rõ. Chỉ có điều; trong cuộc đời thực đã đầy những chi tiết lung linh chất thơ như vậy, nhưng những nhà thơ có thể chớp lấy nó như Quang Dùng lại không có nhiều.

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Nghệ thuật trùng điệp, ở cấp độ đơn giản nhất, là điệp từ. Trong hội lễ của rùng núi, con người hoà nhập với thiên nhiên, làm một. Hồn thơ được diệp lại trong hồn lau.

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Nghệ thuật trùng điệp hai câu thơ tiếp theo lại không nổi lên trên bề mặt của từ ngữ ở nét bút tạo dáng của nhà thơ. Vẻ đẹp của hoa trôi như điệp lại dáng cô đơn của con người trên chiếc thuyền tròng trành.

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Ở hai câu thơ này, nghệ thuật điệp trùng trong từ ngữ rất tinh tế và nằm ở hai cặp từ đứng ở cuối hai câu thơ; độc mộcđong đưa. Vì sao ta có cảm giác như hai cặp từ này điệp lại nhau dù ở đây không hề có điệp ngữ? Đó là do một mặt chúng đều là từ kép, mặt khác, chúng giống nhau chỗ trong mỗi từ kép đều có điệp âm và điệp thanh. Nếu độc mộc tự lặp lại âm thanh cuối, thì đong đưa tự lặp lại âm được mở đầu và thanh bằng.

Như vậy, toàn bộ khổ thơ mở đầu bằng Doanh trại bừng lên... cho tới hai câu này giống như một chỗ dừng chân trong toàn bộ bài thơ Tây Tiến, với những biến chuyển trong nhạc điệu và hình ảnh. Trên cái nền kì vĩ của rừng núi, tất cả đã bừng sáng, quyện lại qua những hình ảnh lồng ghép và tiết tấu dập dìu của vũ hội.

Đường như được tẩy rửa và tiếp sức sau nghi thức của lễ hội, như những con người nguyên sơ của rừng núi, người lính lại lên đường, nhưng giờ đây họ mang trong mình cả sức mạnh của thiên nhiên.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Nếu như không có những lời chú thích của các cuốn sách nghiên cứu về cuộc sống của người lính Tây Tiến, có thể bạn đọc trẻ ngày nay nghĩ rằng Quang Dũng đã lí tưởng hóa hình ảnh của họ qua hai câu thơ trên. Song có những thời điểm mà thần thoại và đời thường nhập làm một. Ngược lại, không phải chỉ ở bất kì thời điểm nào của lịch sử cũng có thể xuất hiện một Tiên quân ca, một Tấy Tiên. Chỉ có điều, giữa khúc hát bi tráng này, ta vẫn thấy nổi lên lời độc tấu của chàng trai Hà Nội.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Khi Văn Cao viết Tiến quân ca, chiến trường vẫn còn ở phía trước đối với chàng trai Hà Nội. Với “Tây Tiến”, Quang Dũng đã và đang đi qua chiến trận, vẫn còn không khí cổ kính, nhưng ai dám bảo những hình ảnh như biên, cương, viễn xứ, áo bào, hẹn ước, chia phôi... là ước lệ? Nơi biên giới Việt Lào “đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều” (Trần Lô Văn), lẽ nào người bình văn ngày nay chỉ thấy nghệ thuật đối lập trong những câu như:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Nơi đó, cái chết ở khắp nơi. Mà cuộc đời, người thanh niên chỉ có một. Đó là sự thật viết bằng máu của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều ta không thể không bàng hoàng tự hỏi: vì sao Quang Dũng có thể thực hiện được sự trùng khít tuyệt vời giữa sự thực cuộc đời và thơ đến thế?

Kết thúc cổ điển của những khúc quân hành là cái đích đã đạt tới, viên mãn, hài hoà. Nhưng ở “Tây Tiến”, kết thúc là:

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Vây mà con đường vẫn ngược lên, thăm thẳm

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Tây Tiến là một khúc độc hành hơn là khúc quân hành, bởi nó buồn. Nhưng trong cái chết, người chiến sĩ hoà nhập trở lại với đất, với núi sông. Bởi vậy, nỗi buồn lan tỏa từ bài thơ mang kích thước khác thường. Khúc hát tang lễ trở thành tiếng gầm, khúc độc hành của dòng sông hoang dại.

Leave a Reply