Ngày tết, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Mị ( số phận, sức sống), về ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của nhà văn Tô Hoài

Đề bài: Ngày tết, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài viết tiếp: "Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. " Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng chân tay không còn cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa." Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Mị (số phận, sức sống), về ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của nhà văn Tô Hoài qua đoạn văn trên.

Dàn ý:

- Mị là một cô gái dân tộc Mông. Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ nghèo miền núi ngày trước: có đầy đủ phẩm chất để được sống hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống nô lệ.

Mị là một cô gái dân tộc Mông

- Nhân vật Mị là một hiện thân cho khát vọng sống không bao giờ lụi tắt.

+ Bị vùi dập đến tận cùng nhưng ở người con gái bất hạnh ấy vẫn “tiềm tàng một sức sống mãnh liệt”. Cái tài của Tô Hoài là đã phát hiện bên trong “con rùa lẫm lũi” kia vẫn âm ỉ một khát vọng hạnh phúc lớn lao, và đã diễn tả sự trỗi dậy mạnh mẽ của khát vọng ấy bằng một quá trình phát vô triển tính cách với diễn biến tâm lí vô cùng phong phú và phức tạp. 

+ Mị đã có ý thức phản kháng ngay từ khi bị bắt về nhà thống lí: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Mị trốn về nhà định chào vĩnh biệt cha để “đi chết”. Hành động tự tử của Mị là một cách chống đối lại thân phận nô lệ. Dẫu không phải là một con đường giải thoát tích cực nhưng nó đã biểu hiện sâu sắc khát vọng tự do.

Nhưng vì thương bố, Mị không nỡ chết. Lòng hiếu thảo đã khiến Mị chấp nhận hi sinh khát vọng của mình, quay trở lại với cuộc sống của đứa con dâu bất đắc dĩ nhà thống lí. Rồi “ở lâu trong cái khổ rồi”. Mị cũng không nghĩ đến việc ăn lá ngón để tự tử nữa. Khi Mị không còn nghĩ đến cái chết, có nghĩa là Mị không còn ý thức về sự sống. Tâm hồn người con gái ấy đã trở nên chai sạn và câm nín như “tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Tưởng chừng sức sống đã tắt lị trong cái lốt của một con rùa.

- Sức sống trỗi dậy

+ Chỗ sâu sắc nhất trong tình cảm nhân đạo của Tô Hoài là nhà văn tin rằng dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn không tắt đi khát vọng sống. Khát vọng sống trong Mị vẫn như một ngọn lửa âm ỉ dưới lớp tro tàn, chờ có dịp để bùng cháy trở lại.

+ Đã biết bao mùa xuân đi qua, Mị không nhớ và cũng không biết đến. Nhưng mùa xuân năm ấy thật đặc biệt. Các làng Mèo ở Hồng Ngài ăn Tết “giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội”. Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị ngồi bên bếp lửa, “tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”, nhưng “lòng Mị thì đang sống về ngày trước”.

Ngày tết, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà

+ Tiếng sáo đánh thức tâm hồn Mị, đánh thức khát vọng hạnh phúc trong Mị. Tiếng sáo của hiện tại đánh thức tiếng sáo trong quá khứ, đưa Mị trở về với những mùa xuân cũ của một thời con gái ngọt ngào hạnh phúc yêu thương. Vị ngọt ngào của quá khứ bất giác lại nhắc nhớ vị đắng cay trong hiện tại – một cuộc sống không có tự do, không có tình yêu và hạnh phúc. Mị thấm thía đau khổ, lại nghĩ đến cái chết. 

Hiện tại và quá khứ, thân phận và khát vọng giao tranh gay gắt trong Mị. Căn phòng với “cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trăng trắng” lại hiện ra đầy ám ảnh, nhưng vẫn không ngăn được khát vọng của Mị. “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi”, Mị thay váy áo chuẩn bị đi chơi. => có thể coi đây là hành động cũng tựa như một cuộc sửa soạn vượt ngục của một tù nhân không cam chịu nữa cái kiếp sống của một tù nhân. 

- A Sử thản nhiên trói Mị lại. Hình như A Sử cũng đang mơ hồ cảm thấy trong hành động muốn đi chơi kia của Mị có một cái gì đó thật mạnh mẽ, thật ghê gớm đang bùng lên, nổi loạn chống lại cái luật lệ xưa nay của gia đình hắn…Tô Hoài đã để Mị không hề phản ứng. Bởi lúc này Mị đang còn sống thực trong ảnh ảo, sợi dây trói của của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du. 

- Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc Mị chỉ cảm thấy khi vùng bước đi theo tiếng sáo mà tay chân đau không chịu được. Hành động “tháo cũi sổ lồng” của Mị bị vùi dập phũ phàng nhưng đã chứng tỏ sự tồn tại bền bỉ và mãnh liệt của sức sống trong tâm hồn Mị.

Leave a Reply