Phân tích bước ngoặt cuộc đời nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) là tác phẩm xuất sắc của văn xuôi kháng chiến chống Pháp, tạo xúc động cho người đọc người xem về số phận của Mị - cô con dâu gạt nợ nhà thông lí Pá Tra. Truyện ngắn này tiềm ẩn những yếu tố điện ảnh, giàu giá trị tạo hình và tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ tạo dựng không gian truyện. Nét đặc sắc của truyện không chỉ tập trung trong không gian mùa xuân Hồng Ngài, nhà văn đã tập trung vào tiếng sáo như phản chiếu sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, mà còn thể hiện đặc sắc trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ. Bảy đoạn văn đặc tả không gian tương phản sáng - tối thể hiện sâu sắc bước ngoặt cuộc đời Mị.

gọn lửa sức sống tiềm tàng như than hồng trong tro đã giúp cô vượt lên nỗi sợ hãi

Mở ra là những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Bóng đêm dày đặc ấy là ám ảnh cuộc đời đầy bóng tốì của Mị. Nỗi buồn thân phận còn hiện hình khi A Phủ đang bị trói đứng chờ chết ở cái cọc oan khiến anh đã tự đóng xuống để ràng buộc cuộc đời con ở gạt nợ. Dẫu cho hàng đêm Mị ra ngồi sưởi lửa thì cũng không thể xua tan đi giá rét đã đóng băng trong tâm hồn cô.

Ngọn lửa sưởi bùng lên cũng là lúc A Phủ lại mở mắt thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Ngôn ngữ lột tả tột cùng hình ảnh một người vô cảm, hành động theo thói quen. Trong nỗi đau của mình, Mị không để ý đến nghịch cảnh của người khác, vả lại những cảnh này đã quá quen thuộc ở nhà thống lí. Lửa sáng mà lòng tối! Cho đến cái đêm quyết định...

Ngọn lửa bập bùng sáng lên cũng là lúc Mị nhận ra dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ - nỗi uất ức của một người sắp chết trong tuyệt vọng. Đó là lúc Mị nhớ lại cảnh mình từng bị trói, đến người đàn bà bị trói đến chết ở cái nhà này. Cùng kí ức là nhận thức chúng nó thật độc ác. Nhưng suy nghĩ ấy mới chỉ là dấu hiệu của lòng thương cảm mà chưa hất bỏ được cái bóng ám ảnh con ma nhà thống lí - định mệnh sẽ trói buộc Mị đến chết. Lửa bập bùng soi những ý nghĩ phảng phất của Mị.

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) là tác phẩm xuất sắc của văn xuôi kháng chiến chống Pháp

Rồi đám than đã vạc hẳn lửa, cũng là thời khắc Mị nhớ lại đời mình. Ngọn lửa sức sống tiềm tàng như than hồng trong tro đã giúp cô vượt lên nỗi sợ hãi, hình thành ý định giải cứu A Phủ - dẫu phải trói thay, chết trên cái cọc ấy, làm sao Mị cũng không thấy sợ. Theo lôgic tư duy ấy, tất yếu sẽ phải là trong nhà đã tối bưng, cùng lúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động ấy như hệ quả tất yếu của tình thương, sự bừng sáng của nhận thức, đồng cảm. Nhưng kết thúc hành động ấy, Mị chưa cắt sợi dây trói vô hình buộc chặt đời mình với nhà thông lí. Nhà văn hạ xuống đoạn một câu diễn tả khoảnh khắc sau phút hốt hoảng của Mị: Mị đứng lặng trong bóng tối.

Tiếp liền đó, ông đảo trật tự câu tả ở đoạn sau: Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Đây mới là thời điểm Mị thật sự cắt sợi dây trói vô hình, tự giải thoát khỏi cảnh nô lệ. Hành động ấy là ánh sáng vượt qua bóng tối dày đặc của không gian, khẳng định khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt của nhân vật. Một trường đoạn dụng công nghệ thuật của Tô Hoài đã làm rõ sự thức tỉnh và gặp gỡ của những con người đau khổ, vượt lên bóng tối đời mình.

Leave a Reply