Phân tích theo kết cấu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

I. NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ

1. Về tác giả

Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) xuất thân từ một gia đình nông dân ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1944, Nguyễn Minh Châu học Trường Kĩ nghệ Huế. Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuân. Từ nãm 1952 đến nãm 1958, Nguyễn Minh Châu công tác và chiến đấu ở Sư đoàn 320, bất đầu viết văn từ năm 1954. Ông rất am hiểu đời sống và tâm hồn người chiến sĩ thực tế khắc nghiệt và hào hùng của cuộc kháng chiến chông Mĩ. Từ năm 1980 trở đi, ông đi đầu trong khuynh hướng đổi mới văn học sau chiến tranh: nghĩ và viết nhiều về "đời thường", về những vấn đề bức xúc đằng sau những chiến công, những vấn đề xã hội, về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng phức tạp của đất nước.

2. Sự đổi mới của cảm hứng nghệ thuật thời kì sau năm 1975

Sau năm 1975, đặc biệt là từ sau năm 1985, trong văn học Việt Nam hình thành khuynh hướng văn xuôi mới so với trước đây mà giới nghiên cứu gọi là "văn xuôi đời thường" để phân biệt với xu hướng "văn xuôi sử thi". Gọi là "văn xuôi sử thi" vì, giông như các sử thi anh hùng ca, xu hướng này mô tả con người cộng đồng, con người tập thể trong bối cảnh cách mạng, số phận con người gắn liền với sự nghiệp toàn dân tộc, sự nghiệp chung của tập thể. Xu hướng văn xuôi đời thường lại chú trọng quan sát, mô tả, nhận diện con người trong cuộc sông riêng tư, những mảng tôi, còn khuất lấp của thân phận, tính cách con người mà trước đây, văn học thời chiến chưa có nhiều điều kiện khám phá. Bản thân Nguyễn Minh Châu trong các sáng tác trước 1975 cũng có xu hướng đi tìm cón người sử thi, con người cộng đồng (truyện ngắn Mảnh trăng cuối rùng là một ví dụ quen thuộc). Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa phản ánh sự thay đổi không những về đề tài mà còn về quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Nếu trước 1975, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn có thể diễn đạt bằng công thức cái đẹp là cái cao cả, cái anh hùng thì sau năm 1975, cái đẹp là cái thường ngày, cái đẹp là chính cuộc sống.

3. Khái niệm "tình huống truyện"

Nghệ thuật truyện ngắn có liên hệ mật thiết với tình huống truyện. Theo Bùi Việt Thắng, trong Bình luận truyện ngắn (NXB Văn học, Hà Nội, 1999) có thể tóm tắt bản chất của tinh huống như sau:

- Tình huống là những thời khắc tiêu biểu (có người gọi là khoảnh khắc, chốc lát,...) có ý nghĩa cực kì quan trọng trong cuộc sông con người.

- Tại thời khắc đó, các nhân vật có cơ hội châu tuần lại, gắn kết với nhau (mà trước đó họ vòn xa lạ với nhau hoặc gần mà chưa có điều kiện hiểu biết lẫn nhau).

- Tại thời khắc đó đã bộc lộ cái bản chất trong quan hệ giữa các tính cách nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh.

- Tình huống là sự thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.

Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa là kiểu tình huống luận đề. Một nghệ sĩ nhiếp ảnh dự định đi chụp những cảnh biển thật đẹp để đưa vào tờ lịch nhưng đã gặp một cảnh không đẹp chút nào - một phụ nữ bị chồng thường xuyên hành hạ dã man nhưng lại không muốn được mọi người can thiệp để chấm dứt sự hành hạ của người chồng vũ phu đó. Luận đề của truyện là nhà văn không nên nhìn cuộc sống đơn giản, một chiều mà cần thâm nhập vào bản chất con người, thâm nhập vào số phận riêng tư của con người để thấy hết tính chất phức tạp của cuộc sống.

Chiếc thuyền ngoài xa

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Phân tích theo kết câu

Có thể phân tích theo kết cấu truyện. Truyện có ba phần chính, được phân cách bởi các dấu sao.

- Phần thứ nhất: Kể về nhiệm vụ mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng được giao là chụp một bức ảnh về cảnh biển buổi sáng có sương mù. Cả tuần chưa phục được cảnh nào như yêu cầu, cuôì cùng anh quyết định chụp cảnh một chiếc thuyền đánh cá thu lưới lúc bình minh.

- Phần thứ hai: Một chiếc thuyền lao vào bờ và Phùng chứng kiến cảnh người đàn ông đánh đập người phụ nữ nhưng người phụ nữ không chạy trốn, không chông trả, không kêu la.

- Phần thứ ba: Do Phùng chứng kiến lần thứ hai cảnh hành hạ đó nên anh xông vào bênh vực, bị lão dàn ông đánh bị thương. Toà án gọi người đàn bà ra định giúp chị thoát khỏi sự hành hạ của lão chồng vũ phu, nhưng điều bất ngờ là người phụ nữ chấp nhận đánh đòn hằng ngày như vậy. Câu chuyện diễn ra bất ngờ khiến nghệ sĩ Phùng ám ảnh, suy nghĩ.

а. Phần thứ nhất

Sự đắc ý của Phùng khi chụp được một cảnh mà anh coi là "trời cho": "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ [...] toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bôi rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào". "Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". Không cần lựa chọn xê dịch nữa, anh "bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim", "cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại" với cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Anh yên tâm ngày mai có thể lên tàu trở về. Anh lại nhận thức lần nữa chân lí nghệ thuật: cái đẹp là cái đạo đức, mĩ và thiện thống nhất. Câu chuyện đến đây vẫn chưa có gì đặc biệt, chưa có đột biến.

b. Phần thứ hai

Tình huống truyện diễn biến rất nhanh dường như kịp thời cứu câu chuyện khỏi sự nhàm chán có khả năng xảy ra. "Ngay lúc ấy", tức là ngay vào lúc Phùng thoả mãn với hình ảnh anh coi là trời cho thì một biến cố đảo lộn tất cả. "Ngay lúc ấy chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền". Hai vợ chồng thuyền chài lên bờ, người đàn ông và người đàn bà sửa soạn cho một sự việc rất ngạc nhiên. "Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiên ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!". Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chông trả, cũng không tìm cách chạy trôn". Phản ứng của Phùng trước sự việc quá bất ngờ đó là dễ hiểu: anh vôn là người lính đánh Mĩ. "Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới". Nhưng thằng Phác, cậu bé mà anh vừa quen, đã kịp chạy đến can thiệp, giật chiếc dây lưng quật vào ngực lão già. Rồi, lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền [...]. Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền". Có cảm giác như gặp một truyện cổ quái đản. Tình huống đột ngột xuất hiện khiến đảo lộn mọi suy nghĩ và quan niệm thông thường. Cả người đánh lẫn người bị đánh đều trở lại thuyền thật bình thản khiến Phùng và cậu bé Phác - con của hai vợ chồng kia ngơ ngác. Nếu nói bằng ngôn ngữ kịch thì chỗ này giông như thắt nút. Thắt nút trong tâm hồn của người kể chuyện, đẩy xung đột quan niệm trong chính người kể đến cao trào.

c. Phần thứ ba - mở nút

Lần thứ hai, Phùng - người kể chuyện - lại chứng kiến màn hành hạ vợ của lão chồng vũ phu và anh xông vào can thiệp, đã đánh lão chồng ra trò (đoạn này bị lược bỏ trong đoạn trích). Nhưng Phùng vẫn chưa hiểu bản chất câu chuyện là ở đâu. Anh ta vẫn nghĩ: "Tôi tin là nếu chiếc pra-ti-ca trung thành với tôi thì phen này tôi có thể đánh ngã bất kì một bức ảnh mô tả phong cảnh biển nên thơ nào từ trước" (câu này cũng bị lược trong đoạn trích). Chỉ đến khi ngồi ở toà án nghe người phụ nữ ấy nói, Phùng mới hiểu bản chất câu chuyện. Đại diện toà án nói: "- Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?". Nhưng chị ta trả lời: "- Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...".

Người đàn bà làng chài

Câu nói khiến Phùng tự nhiên cảm thấy không khí trở nên ngột ngạt khó thở. Như để giải thích, chị ta nói tiếp: Chị cám ơn các chú! - Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết - Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...". Rồi câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà như những thước phim quay chậm dần dần hé mở thân phận của người phụ nữ xấu xí vùng biển lấy một gã trai cục tính nhưng khi ấy hắn không bao giờ đánh đập vợ. Thuyền chật, mà con cái nhiều, nỗi khổ đã khiến lão chồng vũ phu đánh vợ như là cách trút nỗi khổ lên đầu vợ. "Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh". Càng ngày càng thấy rõ không nên nhìn cuộc sông một cách đơn giản. Phùng nghĩ có thể lão chồng độc ác vì đã đi lính ngụy chăng. Nhưng không, lão chưa hề đi lính nguy, thậm chí vì trốn lính nên nghèo túng. Vấn đề là một gia đình sống trên biển rất cần một người đàn ông. "Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó". Nhưng cũng không nên nghĩ cuộc sống của người phụ nữ toàn là một màu đen. Chị ta nói: "Ớ trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ". Như không tin, Phùng hỏi: "Cả đời chị có một lúc nào thật vui không?". Và câu trả lời có thể lại cũng khiến anh ngỡ ngàng: Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no". Những người quen nghĩ về bình đẳng nam nữ có thể nghĩ đơn giản là giải quyết cho người phụ nữ bỏ gã chồng vũ phu là xong vấn đề. Nhưng nào ngờ cuộc sông của họ có nhiều phương diện ẩn khuất mà cái nhìn hời hợt khó phát hiện. Chuyến đi săn tìm ảnh đẹp để in vào lịch của Phùng biến thành chuyên đi phát hiện những chân lí của "cuộc sống đời thường". Không yên tâm với những bức ảnh đã chụp về hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, anh khoác chiếc máy ảnh đi lang thang trong đêm. Sự phong phú, đa dạng của cuộc sống thường ngày với tất cả mọi sắc thái của nó là điều bất ngờ lớn nhất đối với người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh đã chụp được tám ảnh tuyệt đẹp của chiếc thuyền ngoài xa - khi ở khoảng cách xa - nhưng lại phát hiện ra bên trong chiếc thuyền những bi kịch của cuộc đời khi chiếc thuyền đến gần. Nhiều nhà phê bình đã cho rằng đây là một hình ảnh tượng trưng, có ý nghĩa triết lí. Khi chiếc thuyền ở xa, nghĩa là ta chưa tiếp cận cuộc sống muôn màu muôn vẻ thì ta dễ nhìn hời hợt, chỉ thấy cái đẹp. Nhưng khi chiếc thuyền trên lại gần, tức là ta có dịp nhìn sâu vào cuộc sống, những mặt khuất lấp bi kịch của nó mới bộc lộ.

Tình huống chứng kiến lão chồng vũ phu đánh vợ đã mở ra một triết lí về sứ mệnh quan trọng của nghệ thuật đi vào khám phá những đề tài, những vấn đề thân phận của con người vốn ẩn kín sâu những vẻ ngoài hào nhoáng. Cuộc sống quanh ta đâu phải đã hết những sô' phận cay đắng. Nói cách khác, xu hướng đời thường cần được tăng cường.

Leave a Reply