Phân tích văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

1. Bố cục

Tác phẩm gồm ba phần:

a. Đặt vấn đề (từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên lí chung có tính phổ quát, đồng thời nhấn mạnh mục đích, lí tưởng chiến đấu của dân tộc ta trong thời đại ngày nay: "Tất cả các dân tộc trên thế giới... quyền tự do".

b. Giải quyết vấn đề (từ Thế mà... đến... Dân tộc đó phải được độc lậpiỵ tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta vi phạm nguyên lí thời đại, trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Đồng thời, Bác tóm tắt và ngợi ca cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chông Pháp, đuổi Nhật, thực hiện nguyên lí của thời đại.

c. Kết thúc vấn đề (đoạn còn lại): tác giả tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.

* Nhận xét chung: Nhớ lại áng "thiên cổ hùng văn" Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết vào thế kỉ XV, ta thấy về mặt bố cục, Tuyên ngôn Độc lập có nét tương tự.

Có điều khác, cũng chính là sự sáng tạo của tác giả Tuyên ngôn Độc lập: ngắn gọn, chặt chẽ hơn, dễ hiểu, dễ thuộc, đầy sức thuyết phục.

Bản tuyên ngôn độc lập

2. Phân tích

Dựa vào bố cục bài nghị luận, ta có thể hình thành 3 phần để khám phá các giá trị nội dung, cảm hứng và nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

a, Từ nguyên lí chung, nêu cao lí tưởng chính nghĩa của dân tộc, củng là lí tưởng chiến đấu suốt đời của Hồ Chí Minh (dựa vào phần Đặt vấn đề).

Ra đời trong bốĩ cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước Đồng minh (trong đó đóng vai trò quan trọng là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) đang tranh giành ảnh hưởng, đòi chia quyền kiểm soát những vùng bọn phát xít từng chiếm đóng, bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam mà còn nói với thế giới, tranh đấu với bọn thực dân, đế quốc. Do đó, trích dẫn hai bản tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp, mở đầu cho tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam, tác giả Hồ Chí Minh muôn khẳng định: Quyền hưởng độc lập, tự do, bình đẳng là lẽ phải thông thường, là nguyên lí phổ quát, mà chính các nước Mĩ và Pháp đã từng tuyên bôi Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam chông phát xít, chống đế quốc chính là thực hiện lẽ phải đó, lẽ phải mà nhân dân hai nước Mĩ và Pháp từng tranh đấu để giành lại, để giữ gìn. Cuộc đấu tranh ấy là chính nghĩa, không ai được phép coi thường, không kẻ thù nào được phép phủ nhận. Ở phần Đặt vấn đề, tác giả viết: Suy rộng ra... tất cả các dân tộc trển thế giới đều sinh ra bỉnh đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Đến phần Giải quyết vấn đề, sau những chứng cứ lịch sử hào hùng, tác giả tố cáo tội ác của thực dân Pháp "chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng... hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa...", đồng thời tiếp tục nhấn mạnh, để khẳng định và yêu cầu: Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng... quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Như vậy, lập luận ấy của tác giả thật chặt chẽ, đầy tính chiến đấu. Đó là nghệ thuật dùng gậy ông đập lưng ông. Về mặt tư tưởng ở phần Đặt vấn dề, ai cũng thấy rõ nội dung suy rộng ra của Hồ Chí Minh thể hiện một lí tưởng chiến đấu rất cụ thể: chiến đấu không chỉ vì nhân quyền chung, mà trước hết vì quyền độc lập, tự do, bình đẳng cho dân tộc mình cũng như cho toàn thể các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nếu so với lí tưởng của cha ông ta xưa, ta thấy rõ Hồ Chí Minh vừa kế thừa, vừa phát huy truyền thông một cách rất sáng tạo. Người xưa phải mượn thiền thư, Nguyễn Trãi dùng chứng cứ lịch sử hai dân tộc "Bắc" và "Nam" để khẳng định chủ quyền của dân tộc. Ngày nay, Hồ Chí Minh nhân danh chân lí của cả nhân loại để tranh luận, tranh đấu cho quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Tư tưởng ấy lớn lao, sâu sắc làm sao, nghệ thuật bút chiến ấy sắc nhọn, hiệu quả làm sao.

b. Tố cáo tội ác thực dân Pháp cướp đoạt quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, vỉ phạm chăn lí thời đại, "lẽ phảỉ" mà chính cha ông chúng đã nêu cao. (Phần thứ nhất trong giải quyết vân đề).

Sau khi đặt vấn đề, nêu chân lí thời đại, bản Tuyên ngôn Độc lập chuyển vào phần chính, giải quyết vấn đề bằng một câu văn mạnh mẽ:... hơn 80 mươi năm nay [...] thực dân Pháp [...] đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhăn đạo và chính nghĩa. Nói cách khác, Bác đã nhân danh chính nghĩa và nhân đạo, tố cáo tội ác thực dân Pháp. Người đã đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu với một giọng văn vừa hùng biện, vừa trữ tình, với những câu văn liên kết rất chặt chẽ.

Chú ý: Đoạn văn trong văn bản từ "Về chính trị..." đến "tàn nhẫn" không chỉ chân xác về tư liệu, chặt chẽ về lập luận mà còn rất giàu hình ảnh. Ví dụ: Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu; thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật; bóc lột dân ta đên xương tủy, khiên cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều; hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói,... Điệp từ chúng liên tiếp được nhắc lại làm âm hưởng đoạn văn thêm nhức nhối. Đằng sau những dẫn chứng thực tế hùng hồn, những từ ngữ biểu cảm, như cháy lên ngọn lửa căm thù bọn xâm lược, như chan chứa một tình cảm xót thương nhân dân. Câu văn hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói có từ đồng bào với nghĩa người cùng một bọc nghe cảm động và gợi nhớ Bình Ngô đại cáo xưa: Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ... nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ...

Tội ác thực dân Pháp

Có thể nói, bản Tuyến ngôn Độc lập là một bản cáo trạng đanh thép mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố trước toàn nhân loại về tội ác, bản chất vô nhân đạo, phi nghĩa của bọn thực dân Pháp suốt hơn 80 năm đối với nhân dân Việt Nam. Đồng thời bản Tuyên ngôn bác bỏ dứt khoát những luận điệu về chính sách "khai hoá, bảo hộ" mà thực dân Pháp từng rêu rao. Nội dung này của văn bản, có tính chiến đấu rất cao.

c. Ca ngợi cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh hùng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc chống thực dân, phát xít. (Phần cuối trong giải quyết vấn đề).

Về cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giành lại quyền độc lập, tự do: Tác giả viết ngắn gọn hơn, song những dẫn chứng vẫn tiêu biểu, chính xác, ngôn từ, âm điệu lập luận vẫn rất sinh động, hào hùng, chặt chẽ và đặc biệt là chứa chan niềm hứng khởi.

- Tư liệu: nêu những việc làm vừa anh hùng, thông minh, vừa nhân đạo của ta: Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật [...] cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật [...] Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền. [...] Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay [...] lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ...

- Lí lẽ, lập luận: nêu rõ một sự thật lịch sử: thực dân Pháp đã bán nước ta cho Nhật, từ 1940, nước ta là thuộc địa của Nhật, chúng ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp [...] Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp [...] Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh [...] không thề không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Những sự thật và lí lẽ trên hùng hồn, vừa thấu lí vừa đạt tình giúp cho người nghe (nhân dân ta và nhân dân thế giới kể cả chính quyền cáe nước Đồng minh) hiểu rõ tội ác và thái độ vô trách nhiệm của thực dân Pháp, thấy được công lao to lớn của nhân dân Việt Nam. Đồng thời những dẫn chứng và lí lẽ ấy cũng phê phán các chính phủ Anh, Mĩ, Trung Quốc (cũ) bấy giờ nhân danh Đồng minh giúp Pháp trở lại Việt Nam tước vũ khí Nhật là vô lí, trái với chính nghĩa, là không phù hợp thực tế. Nói cách khác, những dẫn chứng và lí lẽ mà Tuyên ngôn Độc lập nêu ra đã khẳng định: Việt Minh là người trung thành với Đồng minh, xứng đáng là chủ nhân chân chính của nước Việt Nam.

d. Tuyên bố Độc lập (thể hiện ở phần cuối giải quyết vấn đề yà nhấn mạnh ở kết thúc vấn đề):

- Tuyên bố thoát li hẳn mọi quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam...

- Tuyên bố về tinh thần đoàn kết và ý chí kiên quyết của toàn dân Việt Nam bảo vệ quyền tự do, độc lập, chống lại mọi âm mưư của thực dân Pháp và lực lượng thù địch.

- Căn cứ nguyên lí thời đại và những nguyên tắc dân tộc độc lập mà các nước đã kí tại hai hội nghị quốc tế (Tê-hê-răng, Cựu Kim Sơn), kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam, công nhận quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Phần tuyên bố độc lập không chỉ vững chắc về lí lẽ và dẫn chứng mà còn hết sức chặt chẽ về ngôn từ: "thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp" chỉ "thoát li quan hệ thực dân", chứ không khước từ quan hệ ngoại giao hữu nghị. "Xoá bỏ những hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam", "kí về": đơn phương, áp đặt, chứ không phải "kí với": song phương và thoả thuận. Ngôn ngữ, diễn đạt càng về cuôì càng hùng hồn, thống thiết. Mỗi chỗ ngắt dòng Bác viết một câu dài, phối hợp từ ngữ chính luận và từ ngữ hội thoại biểu cảm: chúng tôi tuyên bô" thoát li hẳn [...] xoá bỏ hết [..] xoá bỏ tất cả [...] kiên quyết chông lại [...] đã công nhận [...] quyết không thể không công nhận... Đặc biệt là câu cuối phần giải quyết vấn đề, Bác chuyển từ dẫn chứng tiêu biểu sang bình luận hùng hồn: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ... một dân tộc đã gan góc [...] chống phát xít [...] dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập! Danh từ dân tộc và tính từ gan góc điệp lại nhiều lần hài hoà trong một nhịp điệu dồn dập, với âm thanh ngân vang đã toả sáng hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng, hiên ngang, bất khuất, thấm thìa một niềm tự hào, đồng thời cũng nhức nhôi, gắt gay một đòi hỏi, một khát vọng chính đáng. Văn chính luận mà giàu chất biểu cảm, gợi những liên tưởng, truyền cảm thật mạnh mẽ.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và cả thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân của Pháp và phong kiến ở nước ta, là móc son mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

Tuyên ngôn Độc lập còn là áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ, diễn đạt vừa hùng hồn tố cáo mạnh mẽ tội ác thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thực dân, vừa thông thiết, trữ tình bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc Việt Nam.

Với những nội dung và hai đặc trưng giá trị như thế, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng được tôn vinh là áng "thiên cổ hùng văn" của thời đại ngày nay.

Ngoài hướng khám phá Tuyên ngôn Độc lập theo thể loại một tác phẩm chính luận ta có thể khai thác tác phẩm theo hướng tìm hiểu tính văn chương. Đây là một góc nhìn khác để bạn đọc suy ngẫm, trao đổi.

Leave a Reply