Tiền bạc và hạnh phúc có quan hệ với nhau như thế nào? Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về vấn đề trên

DÀN Ý

1. Mở bài:

- Tiền bạc là phương tiện giúp đáp ứng các nhu cầu sống căn bản của con người, từ nhu cầu có tính sinh học đến nhu cầu có tính văn hoá - xã hội. Không có tiền khó sống cho ra sống.

2. Thân bài:

Bác bỏ các quan điểm cực đoan:

- Bác bỏ quan điểm coi tiền bạc là tất cả, là mục đích của lao động, của thành công. Quan điểm này dẫn đến hành vi kiếm tiền bằng mọi giá và dùng tiền để thoả mãn những nhu cầu không chính đáng hoặc không cao đẹp, cả hai đều vi phạm pháp luật và đạo đức.

- Bác bỏ quan điểm coi thường tiền bạc. Quan điểm này dẫn đến thái độ một mặt coi thường những người có đầu óc kinh doanh, mặt khác lại sử dụng nhiều tiền bạc hoang phí (thật ra quan điểm này rất giả tạo, không thật, nhưng nhiều khi được sử dụng để nguy biện nên cũng cần bác bỏ mạnh mẽ).

Nêu quan điểm đúng đắn về môi quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc:

- Tiền bạc tự nó không đem lại hạnh phúc hay bất hạnh, tất cả tuỳ thuộc vào cách kiếm tiền và mục đích tiêu tiền, tiền bạc là phương tiện để làm tăng hạnh phúc.

- Tiền bạc chỉ đem lại hạnh phúc cho người nào biết gắn hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của người khác, biết vun đắp cho quyền lợi của mình nhưng không những không làm thiệt hại mà còn có thể đem lại quyền lợi cho người khác.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị của tiền bạc nhưng giá trị đó chỉ tác động phần nào đến hạnh phúc chứ nó không nắm giữ cái mục đích hay mưu cầu về hạnh phúc và tuỳ vào mục đích mà nó quy định giá trị của hạnh phúc ấy.

BÀI LÀM

Tiền bạc và hạnh phúc là hai thứ quan trọng trong cuộc sống, nó đem lại cho con người sự ấm êm, no đủ. Tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng khó mà mua được hạnh phúc, tiền và hạnh phúc không phải là một, tiền là một trong những phương tiện quan trọng đi đến hạnh phúc.

Tiền bạc và hạnh phúc có quan hệ với nhau như thế nào

Tiền bạc rất quan trọng, là thứ không thể thiếu được đối với cuộc sống mỗi con người. Ai cũng cần sự no đủ, cần có cơm ăn, áo mặc đàng hoàng, tử tế,... tiền giải quyết những nhu cầu thiết thực của con người. Từ ngay trong tâm lí con người, tiền bạc đã đáp ứng được những lo lắng, suy tư về những vướng bận của bản thân, gia đình. Khi không có tiền, cuộc sống thiếu thốn, con người ta lại trở nên chán nản, mệt mỏi và phải lo nghĩ, tìm đủ mọi cách để kiếm cho ra tiền. Không có tiền làm sao ta có thể sống cho đàng hoàng như bao người khác được. Khi nghèo, không thể đáp ứng được những nhu cầu vật chất, con ngươi có thể lầm lạc vào con đường tha hoá đạo đức đề kiếm tiền bằng những cách thức sai lầm như trộm cắp, buôn lậu, cướp đoạt,... Từ đó, họ trở nên hèn hạ, thấp kém, nhỏ mọn, mất đi những đức tính tốt và ích kỉ, lúc nào cũng chỉ biết cho riêng mình bởi họ thiếu thốn nên trước hết phải lo cho bản thân. Người không có tiền bạc trước hết sẽ cảm thấy thua kém, tự ti, mặc cảm với người xung quanh mình, hoặc không dám tiếp xúc, sẽ tạo khoảng cách giàu - nghèo, sang - hèn: rồi chính lí do đó cũng làm cho cảm thấy thua kém đã không bằng người khác rồi buông xuôi tất cả. Khi có được tiền con người ta sẽ tự tin để tiếp xúc với mọi người, dám thực hiện ước mơ, hoài bão của mình và có thế làm nên việc lớn. Đồng tiền rõ ràng cũng đem tới cho người ta ý chí, nghị lực đế cho họ tự tin bước vào xã hội và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tuy vậy nhưng tiền bạc cũng không là chiếc chìa khoá vạn năng, có thể mua được tất cả mọi thứ trong cuộc sống, mà tiêu biêu là hạnh phúc. Những ai đồng nhất tiền cùng hạnh phúc thì họ sẽ không bao giờ có hạnh phúc thật sự. Vì tiền, họ bất chấp tất cả, kiếm tiền bằng mọi cách, để rồi trở thành nô lệ của đồng tiền, bị nó chi phôi, xô đẩy vào sai trái, tội lỗi. Người dùng tiền để mua hạnh phúc sẽ không thực hiện được mục đích thật sự của mình. Bởi tiền mua được những thứ bên ngoài nhưng lại không mua được tình cảm bên trong, tiền mua được vật chất chứ không mua được tinh thần. Trong khi đó, đế có được hạnh phúc người ta còn cần đến tấm lòng, sự chân thành. "Tiền của mua được một con chó đẹp nhưng chính tình thương mới làm cho nó vẫy đuôi" (Vettepốp), tiền mua được chậu hoa quý nhưng chính sự chăm sóc tận tình mới làm nó toả hương thơm ngát, tiền mua được ngôi nhà nhưng phải có bàn tay dọn dẹp của con người thì mới vững bền,... Tiền không phải là mục đích của cuộc sống, không thể tìm thấy hạnh phúc chỉ bằng tiền bạc. Bao nhà thơ dù sống trong cảnh đạm bạc nhưng vẫn luôn vui sống: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. (Nguyễn Bỉnh Khiêm); nhiều người vẫn luôn sống với quan niệm "đói cho sạch rách cho thơm" và không chạy theo đồng tiền; thế giới có nhiều người nghèo hơn người giàu, chẳng lẽ họ đều không hạnh phúc vì không nhiều tiền,...

Tiền bạc và hạnh phúc

Tuy nhiên, nói như vậy nhưng cũng không có nghĩa là khinh thường tiền bạc, ta không thế phủ nhận một vai trò quan trọng của nó đối với hạnh phúc. Tiền tự nó không đem lại hạnh phúc hay bất hạnh cho một ai cả, tất cả tuỳ thuộc vào cách kiếm tiền và mục đích tiêu tiền mà thôi. Nếu đó là đồng tiền chân chính, được sử dụng một cách hợp lí thì đó là một phương tiện rất tiện ích để tìm thấy hạnh phúc, tuy không thể thay thế nhưng vật chất có thể phục vụ cho cuộc sống tinh thần. Một buổi hoà nhạc đem lại những giây phút thư giãn thoải mái, có tiền chúng ta có thế trao tặng cho nhau những món quà đầy ý nghĩa, chúng ta dùng tiền để ủng hộ đồng bào lũ lụt, cứu vớt bao người đói khổ,... khi ấy, tiền bạc chính là cách để chúng ta bày tỏ tình yêu thương, vun đắp hạnh phúc giữa người với người.

Tiền bạc và hạnh phúc không đi liền với nhau, hạnh phúc là mục đích của cuộc sống, tiền chính là yếu tố vật chất, là phương tiện để phục vụ, để làm tăng thêm hạnh phúc. Bên cạnh đó, chúng ta cần nhớ rằng tiền chỉ thật sự là một phương tiện hữu ích khi đó là những đồng tiền chân chính, trong sạch, chúng ta không nên vì hạnh phúc riêng mình mà cố gắng kiếm tiền bằng mọi cách. Đề nuôi con ăn học, ta buôn lậu kiếm tiền, để có tiền học đai học chúng ta làm những việc phi pháp như vận chuyển ma tuý, để có tiền chữa bệnh cho người thân ta bất chấp luật pháp mà cướp giật của người khác,... Coi tiền là hạnh phúc là một điều sai lầm thì coi tiền bạc bất chính là phương tiện cho hạnh phúc là một sự ngu ngóc. Hạnh phúc có được một phần nhờ vào tiền bạc bất chính thì hạnh phúc ây đã trở thành sự bất chính. Tiền bạc chỉ dem lại cảm giác vui vẻ, hài lòng với cuộc sống cho những người nào biết gắn hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của người khác, ta sẽ không làm những việc tội lỗi, có hại đến mọi người. Đồng tiền mất ý nghĩa khi không những không làm cho người ta vui vẻ mà còn thấy lo âu, sợ hãi. Sống trong đau khổ, sợ sệt thì cho dù chất cả núi vàng, núi bạc ta cũng chẳng vui lên được. Tiền bạc góp phần đem lại hạnh phúc khi được kiếm ra bằng chính sức lực của mình và được dùng vào những mục đích chính đáng.

Tiền bạc và hạnh phúc có mối quan hệ tuy không hoàn toàn gắn bó với nhau nhưng lại rất có ý nghĩa khi tiền là phương tiện, là một phần giúp tìm kiếm và tăng thêm hạnh phúc, đặc biệt là đốì với những đồng tiền trong sạch. Mỗi chúng ta nỗ lực lao động, làm việc kiếm tiền nhưng luôn nhớ nó không phải là mục đích của lao động, nó có ích khi được sử dụng hợp lí vào việc phục vụ hạnh phúc.

Leave a Reply