Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han-tơn, nhà bác học Đác-uyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học. Bình luận câu nói trên...

Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han-tơn, nhà bác học Đác-uyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học. Bình luận câu nói trên. Anh (chị) có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Người ta thường nói: Không thầy đố mày làm nên để nhấn mạnh vai trò quan trọng của người thầy. Điều đó là rất đúng.

Song khi giác ngộ về vai trò chủ thể của con người trong mọi hoạt động thì tự học lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Câu nói của Đác-uyn sau đây rất có ý nghĩa: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận bằng cách tự học”.

Tự học là cốt lõi của sự học

II. THÂN BÀI

1. Giải thích

- Câu nói của Đác-uyn nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa. Và vai trò của việc tự học trong con đường nghiên cứu khoa học của ông.

- Tự học là cốt lõi của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhập được gì. Muốn học “vẹt” thì cũng phải tự học “thuộc” được.

- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói chính là sự tự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học mới có được kiến thức ấy.

- Dẫn chứng về những tấm gương tự học thành công: Mắc-xim Gor-ki, Tô-mát Ê-đi-xơn...

2. Bình luận

- Nói thế không có ý nghĩa là nhà bác học phủ nhận việc học tập ở nhà trường mà ông muốn khẳng định cái cốt yếu là phải luôn luôn học hỏi bằng sự nỗ lực cao nhất của chính mình.

- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống.

Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền hoài bão khoa học của ông.

Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa

- Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết tự học có phương pháp.

Có hoài bão người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.

- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

- Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học

- Rèn luyện thói quen tự học.

- Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời.

- Ngày nay điều kiện để tự học (sách, sách tra cứu, máy vi tính, mạng internet...) tốt hơn bao giờ hết nhưng phải có lòng quyết tâm mới tận dụng được các điều kiện ấy.

III. KẾT BÀI

Câu nói của Đác-uyn là một chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những người vĩ đại.

Mỗi người, đặc biệt các bạn trẻ cần ra sức tự học để thành tài, lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.

Leave a Reply