Văn Mẫu THCS
Phượng không thơm như các loài hoa khác, không đẹp bằng các loài hoa khác nhưng phượng đỏ và nhiều hoa phượng có những nét riêng và độc đáo. Phượng ở đây không phải một đoá, không phải vài cành mà là cả một vùng - một thân to rộng lớn. Hoa phượng càng đỏ thì lá phượng lại càng xanh, phượng nghe và thấu hiểu mọi tâm sự của bọn học trò vì phượng là "hoa học trò" mà. còn ai có thể hiểu phượng hơn bọn hs, cái bọn ngày hai lần cắp sách đến trường, và còn ai có tâm hồn tươi tắn để mãi cùng hoa phượng thắm tươi, vẫn là bọn chúng.
Quê em vào những ngày hè thật là nhộn nhịp.
Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.
Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường lấp lánh như những hạt ngọc. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò mưa, mưa tới - Chàng này tên gọi là Thủy Tinh.
Tôi đã học rất nhiều cô, nhưng người để lại cho ấn tượng sâu sắc nhất là cô Thành dạy tôi năm lớp bốn.
Từ xa, tôi đã nhận ra cô bởi dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát. Cô thường mặc những bộ quần áo giản dị, sẫm màu phù hợp với độ tuổi. Khuôn mặt cô hình trái xoan với nước da rám nắng. Cô có đôi mắt đen láy, rất đẹp làm tăng thêm vẻ thanh mịn, cong cong của cặp lông mày. Đôi mắt ấy nhìn chúng tôi một cách trìu mến, thân thiện. Cái mũi của cô thanh thanh, cao cao, bên dưới là chiếc miệng luôn mỉm cười cùng hàm răng trắng bóng, đều đặn nổi bặt cặp môi tươi tắn. Mái tóc cô hơi xoăn, đen óng ả buông xuống ngang vai. Trông cô thật bao dung, dịu hiền.
Ngôi trường của em chính là trường THCS Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tân với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai. Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá.
Tôi đã suýt được học mẫu giáo nếu lần ấy tôi không khóc và ôm mẹ khư khư, nên buổi đầu tiên vào lớp một là một ngày rất trọng đại đối với tôi và gia đình tôi. Mẹ sợ rằng tôi sẽ khóc và đòi về. Mẹ cũng sợ rằng tôi phải tạm dừng việc học sang năm sau, khi tôi đã đủ lớn để mẹ không còn cảm thấy sợ và lo nữa. Từ mấy tuần trước, gia đình tôi đã nhộn nhịp hẳn lên. Bố mẹ mua cho tôi bao nhiêu thứ lạ: bút chì, thước kẻ, cặp sách, vở và rất nhiều đồ dùng khác mà tôi không nhớ rõ.
Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.
Câu nói thứ nhất là "Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi" (Lỗ Tấn).
Nghĩa đen: Mọi nẻo đường trên đời này không tự dưng mà có, mà chính là con người ta tạo nên thông qua một quá trình sống trên đời.
Nghĩa bóng: Mọi nguyên tắc, lễ giáo, hay những gì có mặt trên đời này là một sản phẩm của quá trình con người biến đổi xã hội, sản phẩm lịch sử - xã hội. Đâu có thứ gì sinh ra là đã có, con người nghĩ như vậy thì nó thành ra như vậy thôi.
Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà nho uyên bác, một nhà quân sự đa tài, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà ngoại giao lỗi lạc … của nưóc ta, hơn thế nữa ông còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (1980). Không những đựơc người nguời khâm phục ở tài quân sự mà còn khâm phục ông là một người tận trung ái quốc, yêu mến quê hưong đất nước tha thiết. Văn võ song toàn, cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và dựng nước, đáng là bậc anh hùng nước ta.
Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Ách đô hộ của giặc Minh đè nặng lên các tầng lớp nhân dân ta. Năm 1416, ở đất Lam Sơn- Thanh Hoá, Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng đã làm lễ ăn thề ở Lũng Nhai, nguyện sống chết cùng nhau đuổi giặc cứu nước. Nguyễn Trãi- một tài năng xuất chúng, nổi bậc lên trong hàng ngũ tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn. Ông đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Trong niềm hân hoan của cả dân tộc, tháng 2 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngô đại cáo” tuyên bố cuộc đấu tranh chính nghĩa đã thắng lợi.
Nguyễn Minh Châu – nhà văn có ngòi bút luôn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày với những chi tiết sinh hoạt đời thường, có khi nhỏ nhặt để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí. Bên quê – một truyện ngắn của nguyễn Minh Châu, như một sự nhận thức, sự thấu hiểu về cái điều mà tác giả gọi là cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lí của đời người: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hay chùng chình. Đó là một triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.
Đại văn hào Nga Marsim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương” .Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”; sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa.Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng trái tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân,lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đó chính là thái độ sống vô cảm mà mọi người cho đó là “căn bệnh lâm sàng”.