Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” karaoke và internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển không ngừng. Hai trong những lĩnh vực thuộc khoa học và công nghệ xuất hiện ở nước ta là karaokeinternet. Khi con người biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng “liều lượng” thì karaokeinternet phục vụ tích cực cho con người. Nhưng nếu chúng ta không biết sử dụng một cách phù hợp thì nhiều khi nó lại gây cho ta những tác hại không nhỏ.

“Nghiện” internet

- Với giới trẻ hiện nay, karaoke và đặc biệt là internet là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó mở ra cánh cửa, giúp giới trẻ tiếp cận với kho tàng tri thức lớn lao của nhân loại một cách kịp thời và nhanh chóng. Vấn đề đặt ra là nên sử dụng karaokeinternet như thế nào để nó là công cụ tích cực phục vụ tốt cho cuộc sống của con người. Và nếu quá lạm dụng nó thì tác hại của nó sẽ ra sao? Đặc biệt với giới trẻ hiện nay, nếu “nghiện” karaokeinternet thì có lợi hay có hại? Vì sao?

II. THÂN BÀI

1. Giải thích khái niệm

- Karaoke là hình thức ca nhạc mà nhạc và lời hát đã có sẵn trong đĩa, người hát chỉ việc mở đầu máy rồi hát theo lời ca hiện lên trên màn hình và hát theo điệu nhạc vang lên.

- Internet là mạng thông tin toàn cầu mà người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin, xem phim, chơi trò chơi điện tử.

- Nghiện: Là hiện tượng lạm dụng karaokeinternet đến mức khó kiểm soát, bỏ bê mọi hoạt động khác.

2. Tác dụng của karaoke và internet

- Internet giúp con người nắm bắt một cách nhanh nhất những thông tin về mọi mặt của nhân loại.

- Internet là nguồn kết nối thật tiện lợi.

- Internet còn là công cụ tra cứu, học tập.

- Karaokeinternet giúp con người giải trí sau những giờ lao động một nhọc,...

3. Nguyên nhân dẫn đến giới trẻ “nghiện” karaoke và internet

- Do những tiện ích của karaokeinternet.

- Do phong trào, do xu thế chung.

- Do đặc điểm lứa tuổi, học sinh thường ham thích những điều mới mẻ, hấp dẫn.

“Nghiện” karaoke

- Do thanh, thiếu niên còn bị hạn chế về nhận thức, và ý thức.

- Do gia đình, nhà trường, xã hội còn thiếu chặt chẽ trong quản lí.

4. Tác hại của việc “nghiện” karaoke và internet

- Biểu hiện của nghiện karaokeinternet: Người “nghiện” dành quá nhiều thời gian cho karaokeinternet. Có người say mê hát, chơi game thâu đêm suốt sáng. Người họ bơ phờ, uể oải, bỏ học, không muốn tham gia bất cứ hoạt động gì,...

- Tác hại:

+ Thiệt hại về thời gian, tiền bạc, sức khoẻ: ở lứa tuổi thanh niên, học sinh hiện nay, việc học tập, lao động là vô cùng quan trọng. Khi đã “nghiện’’ thì thời gian dành cho karaokeinternet là quá lớn, chiếm hết thời gian của học tập, lao động. Từ đó, kết quả học tập sẽ yếu kém, hiệu quả lao động không cao. Người “nghiện” có thể bị đuổi học, bị bắt buộc thôi việc. Điều đó, ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội.

+ Để có tiền ném vào karaokeinternet, người “nghiện” dễ sa vào những tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo, cướp giật mại dâm, ma tuý.

+ Đã xuất hiện những trường hợp thanh niên, học sinh tử vong do “nghiện” karaokeinternet.

Tóm lại “nghiên” karaokeinternet có tác hại vô cùng nghiêm trọng đến bản thân người nghiện và cuộc sống bình yên của cộng đồng. Ta cần kịp thời chữa trị căn bệnh này.

5. Những biện pháp chữa trị “căn bệnh” “nghiện” karaoke và internet

- Bản thân mỗi cá nhân phải luôn luôn ý thức được tác dụng và tác hại của việc sử dụng karaokeinternet. Phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng “liều lượng”.

- Gia đình, nhà trường, xã hội phải quan tâm hơn nữa đến con em, học sinh để sớm phát hiện những cá nhân “nghiện” mà có “thuốc” chữa kịp thời.

- Chính quyền phải có những biện pháp cứng rắn trong việc phạt những quán karaoke, những tiệm internet vi phạm quy định về thời gian, nội dung được phép kinh doanh.

- Tạo thêm những địa điểm giải trí lành mạnh để thu hút lực lượng trẻ. Như vậy, phần nào hạn chế được “bệnh” “nghiện” karaokeinternet.

III. KẾT BÀI

- Thế hệ trẻ cần phải luôn phấn đấu để có cuộc sống lành mạnh.

- Có nghị lực vượt lên nếu không may đã “nghiện” karaokeinternet.

- Tránh xa tất cả các thói hư tật xấu để làm người tốt có ích cho đời.

Leave a Reply