Phân tích tình huống truyện hấp dẫn và các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê gốc Nghệ An. Ông là một trong những cây bút đi tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, như nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: "Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay" (Lời mở đầu cuộc hội thảo nhân ngày giỗ đầu nhà văn Nguyễn Minh Châu, báo Văn nghệ, 7-1990).

2. Tác phẩm

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm xuất sắc nhất trong tập truyện cùng tên. Ở đây, phong cách tự sự - triết lí của nhà văn đậm nét nhất. Từ một câu chuyện dung dị đời thường, tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời không chỉ ở nước ta những năm 80 của thế kỉ trước mà còn mang ý nghĩa phổ quát, lâu dài.

Chiếc thuyền ngoài xa

II. PHÂN TÍCH

1. Tình huống truyện hấp dẫn

a. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh sau nhiều ngày vất vả, săn tìm đã chộp được một bức ảnh trời cho mang một vẻ đẹp "đơn giản mà toàn bích" nơi đầm phá ven biển miền Trung. Anh ngỡ mình "vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện". Cũng tại đây, người nghệ sĩ tận mắt chứng kiến cảnh một người đàn bà dân chài bị chồng hành hạ, đánh đập tàn nhẫn, anh bỗng nhận ra mối quan hệ giữa cái đẹp ngoại cảnh và số phận cực nhọc của con người sống giữa cái ngoại cảnh thơ mộng ấy. Với người nghệ sĩ nhiếp ảnh ấy, có hình ảnh của hai chiếc thuyền: chiếc thuyền nhìn xa thơ mộng, mơ màng, lãng mạn và chiếc thuyền nhìn gần, nhìn trong chiều sâu đẫm chất hiện thực, tnu nặng dấu ấn cuộc đời chiếc thuyền thế sự đáng quan tâm, đáng suy nghĩ.

b. Vị thẩm phán huyện luôn tin rằng luật pháp công bằng cùng với lòng tốt và thiện chí của cá nhân anh sẽ làm thay đổi số phận người đàn bà làng chài đau khổ. Nhưng người đàn bà từ chối dứt khoát bằng một lí lẽ đơn giản: "các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...". Thế là, trong đầu người cán bộ toà án "có một cái gì vừa mới vỡ ra" và anh hiểu được một chân lí rằng: Cuộc sống thật đa dạng, phức tạp, không phải bao giờ cũng tuân theo sự rành mạch của lí trí.

Với hai tình huống truyện bất ngờ, hướng tới sự nhận ra những quy luật tự nhiên của cuộc sống, nằm ngoài lí trí hay sự mơ hồ, tác giả muốn kéo hiện thực gần mình để quan sát, khám phá, suy ngẫm.

2. Các nhân vật

a. Nhân vật Phùng, nghệ sĩ nhiếp ảnh yêu nghề, say sưa đi tìm cái dẹp

- Phùng là con người của nghệ thuật, yêu nghề và đại diện cho lãng kính nghệ thuật đối diện trước hiện thực cuộc sống. Anh thật hạnh phúc khi tìm được một cảnh "đắt" trời cho. Anh bấm "liên thanh" một hồi gần hết một phần tư cuộn phim. Anh sẵn sàng vứt máy để can thiệp chuyên bất bình. Nhưng rồi anh đứng lặng "đưa mắt ngơ ngác nhìn ra" trước cách xử lí của người đàn bà đau khổ.

- Dần dần Phùng thức tỉnh một chân lí nghệ thuật về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, về cái đẹp "toàn thiện" của nghệ thuật.

b. Nhân vật Đẩu, vị chánh án huyện có tấm lòng nhân hậu

- Anh là một quan toà có lương tâm nghề nghiệp trong sáng và cũng mới quen nhìn nhận cuộc sống một chiều. Trong sâu thẳm lòng nhân ái của mình, anh muốn giải thoát cho người phụ nữ đau khổ. Anh kiên trì lắng nghe lời tâm sự của người đàn bà và tôn trọng ý nguyện của bà. Sau những bất ngờ, anh đã bình tĩnh, để rồi nhận ra "một cái gì vừa mới vỡ ra" trong đầu.

- Nhân vật Đẩu vừa có vẻ đẹp của con người đời thường, vừa mang chiều sâu triết, lí mà nhà vãn muốn gửi gắm: Cuộc sống không dễ gì tuân theo ý nghĩ chủ quan của mình, muốn giải thoát những đau khổ của con người, giải phóng phụ nữ không chỉ bằng một biện pháp giản đơn.

Người đàn bà vùng biển

c. Người đàn bà vùng biển

- Tuổi trẻ, đó là người phụ nữ không có nhan sắc, vụng về. Bà gặp phải người chồng vũ phu, phải lao động vất vả để nuôi những đứa con trên chiếc thuyền chật hẹp. Nhưng người đàn bà ấy vẫn tìm được niềm vui, tuy thật đơn sơ mà ý nghĩa: "Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no". Từ niềm vui đẫm tình mẫu tử của người mẹ như thế, bà đã cố gắng nhẫn nhục để sôhg, sông trong đau khổ, nghèo nàn. Đó là một con người giàu nghị lực, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha đáng quý.

- Trước toà án và sự căn vặn của người khác - hai anh cán bộ có chức vị và trình độ hơn hẳn mình - người đàn bà dân chài bình tĩnh, hoạt bát nói rõ cảnh ngộ của mình, bày tỏ dứt khoát nguyện vọng của mình. Chính thái độ và những lời nói ấy của người đàn bà vùng biển đã giúp cho hai cán bộ nhà nước "ngộ" ra nhiều điều bổ ích.

Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngấn Chiếc thuyền ngoài xa gửi tới bạn đọc triết lí về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chat thật sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ hoặc oái oăm của hiện tượng. Cách xây dựng tình huống truyện, khắc hoạ nhân vật, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt vừa tự sự vừa miêu tả, vừa triết lí đã làm nên chủ đề, ý nghĩa tác phẩm.

Leave a Reply