Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

Cuộc đối thoại được khởi đầu từ hồn Trương Ba. Khi nhận ra tình trạng không ăn nhập ngày càng rõ giữa mình và thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã nảy ra ý muốn thoát khỏi cái thân xác thô lỗ, kềnh càng mà bấy lâu nay nó vẫn phải trú ngụ: Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta hắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có cái hỉnh thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát". Nhưng ý muốn ấy của hồn Trương Ba đã lập tức bị xác hàng thịt bác bỏ, bởi đó chỉ là ảo tưởng: Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác... Cuộc đôi thoại giữa hồn và xác ở lớp kịch này chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Hồn Trương Ba ban đầu thì coi thường thân xác người hàng thịt: Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù. Nhưng trước những chứng cứ hiển nhiên mà xác người hàng thịt đưa ra, hồn Trương Ba đã không thể không thừa nhận vị trí của thân xác thậm chí cả sự chi phối của nó đến tâm hồn. Hãy đọc những lời đối thoại sau đây:

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói dấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào củng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt...

Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: khi ông ở bển nhà tôi, khi ông dứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại đêm hôm đó, suýt nữa thì...

Hồn Trương Ba - Lưu Quang Vũ

Ở đoạn đối thoại này, Lưu Quang Vũ đã đề cập tới một vấn đề rất căn bản và lâu dài của triết học: vấn đề tinh thần và vật chất, cái gì có trước và môì quan hệ giữa hai mặt đó. Từ mấy ngàn năm nay, các nhà triết học duy tâm vẫn coi tinh thần là cái có trước, còn các nhà duy vật lại cho vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức. Nhưng vẫn có không ít người, tuy tán thành quan điểm duy vật mà trong thực tế lại suy nghĩ và hành động một cách duy tâm, chủ quan: họ xem thường đời sống vật chất, không quan tâm đến nhu cầu tự nhiên của con người, để mặc cho mọi người phải sông trong điều kiện thiếu thôn, khổ sở, thậm chí nhếch nhác, không còn là cuộc sông của con người. Sự thật hiển nhiên về vai trò của thân xác đã được xác người hàng thịt nói ra một cách thật rõ ràng mà không thể bác bỏ: Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi. Trong cuộc đối thoại ấy, hồn Trương Ba ban đầu tỏ ra coi thường miệt thị xác hàng thịt, nhưng rồi mỗi lúc một đuối lí lúng túng, không thể bác bỏ những chứng cứ hiển nhiên của xác người hàng thịt, nên chỉ còn biết hoặc nạt nộ: Im đi, hoặc lúng túng biện bạch: nhưng... nhưng. Cái ảo tưởng cao ngạo: không ta vẫn còn một đời sông riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, cũng bị xác hàng thịt chế giễu thẳng thừng: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhà tôi chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Như vậy trái với những quan niệm duy tâm chủ quan, chỉ quan tâm đến linh hồn mà xem thường thể xác, Lưu Quang Vũ đã cho thấy vị trí của thể xác trong sự sống toàn vẹn và đầy đủ của con người, lên tiếng cảnh tỉnh cách hành xử vin vào cái tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bề cho thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác.

Leave a Reply