Bằng hiểu biết hãy viết một bài văn ngắn làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng

* Nhìn tổng quát, có thể thấy văn học Việt Nam trải qua hai thời kỳ lớn: văn học trung đại và văn học hiện đại. 

- Văn học trung đại: Tồn tại chủ yếu từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX, là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học trong khu vực, nhất là văn học Trung Quốc. 

Văn học hiện đại

- Văn học hiện đại: Bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay, nó tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp xúc và tiếp nhận với tinh hoa của nhiều nền văn học trên thế giới để đổi mới. 

* Văn học Việt Nam thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân. 

- Phản ánh mối quan hệ với thế giới tự nhiên: 

Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo và chinh phục thiên nhiên. Thiên nhiên trong văn học vừa dữ dội, hung bạo, vừa gần gũi và thân thiết như một người bạn của con người. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời kỳ. 

Dẫn chứng: 

+ Văn học trung đại: Một số câu thơ tả cảnh trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, Chùm 3 bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, v.v ...

+ Văn học hiện đại: Thơ Xuân Diệu, thơ Hồ Chí Minh, tùy bút của Nguyễn Tuân, v.v...

- Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc: 

Đây là nội dung tiêu biểu xuyên suốt lịch sử phát triển của văn học dân tộc, nó phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học phản ánh ở nhiều khía cạnh, trong đó nổi bật là tinh thần yêu nước (tình yêu làng xóm, niềm tự hào dân tộc, ý chí đấu tranh, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức về độc lập, tự chủ của dân tộc, v.v...). Nhiều tác phẩm trong dòng văn học này đã trở thành những áng văn chương bất hủ của dân tộc. 

Dẫn chứng: 

+ Văn học trung đại: Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ - Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, ...

+ Văn học hiện đại: Thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Lê Anh Xuân, v.v...

Văn học trung đại

- Phản ánh mối quan hệ xã hội: 

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội công bằng, dân chủ, tốt đẹp. 

Dẫn chứng: 

+ Văn học trung đại: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu, ...

+ Văn học hiện đại: Chí Phèo - Nam Cao, Tắt đèn - Ngô Tất Tố, Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn, thơ Tố Hữu (trước cách mạng), tập truyện "Gió đầu mùa" - Thạch Lam, v.v...

- Phản ánh ý thức về bản thân: 

Ở phương diện này, văn học đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện: phần bản năng và phần văn hóa, tư tưởng vị kỷ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác, song nhìn chung văn học xây dựng hình ảnh con người Việt Nam với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, giàu lòng vị tha, thủy chung, tình nghĩa, giàu đức hi sinh, v.v...

Dẫn chứng: 

+ Văn học trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu, v.v...

+ Văn học hiện đại: Con người cách mạng trong thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, truyện ngắn "Bức trang" - Nguyễn Minh Châu, Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, v.v...

Leave a Reply