Bình giảng bài thơ “Tôi yêu em” của A.X.Puskin

YÊU CẦU

Thể loại

- Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích một bài thơ trữ tình.

Nội dung

- Tình yêu chân thành, cao thượng qua những lời lẽ giản dị, trong sáng (Qua bản dịch của Thúy Toàn).

GỢl Ý

- Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 dòng, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài thơ gồm hai câu lớn, mỗi câu 4 dòng thơ, gần như gồm hai đoạn. Mỗi đoạn đều bắt đầu băng cụm từ Tôi yêu em, và làm cho ý thơ như ào ạt trào lên, con sóng sau to hơn con sóng trước.

Bình giảng bài thơ “Tôi yêu em”

Đoạn đầu và đoạn sau đều sắp xếp theo kết cấu đặc biệt: tình cảm giãi bày đoạn đầu được láy lại và nâng lên theo một cung bậc cao hơn trong đoạn sau.

• Hai dòng 5, 6 cụ thể hóa, nhấn mạnh lời khẳng định của nhân vật trữ tình trong hai dòng 1, 2.

• Dòng 4 (Hay hồn em phải gợn bóng u hoài) mới là ý định “dùng bước” của chàng trai. Còn dòng 8 (Cầu em được người tình như tôi đã yêu em) bộc lộ ý định “có vẻ” như dứt khoát hơn của chàng trai trong việc chấm dứt quan hệ.

- Căn cứ vào kết cấu của bài thơ, ta có thể giảng bình hai đoạn thơ: tình yêu được giãi bày (bốn dòng thơ đầu), tâm tình của nhân vật trữ tình (bốn dòng thơ sau).

A. TÌNH YÊU ĐƯỢC GIÃI BÀY

1. Các tầng ý nghĩa cho thấy “trật tự hợp lí” trong cái giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. Trật tự dường như thông báo việc “rút lui”, chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, còn trong tận đáy sâu tâm hồn, “mạch cảm xúc” của nhân vật trữ tình vẫn cuồn cuộn chảy, không nén được như điệp khúc: Tôi yêu em.

Lí trí bảo:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Còn tình cảm muốn:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

2. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm bộc lộ nỗi day dứt, trăn trở và nhân vật tình không tin rằng đây là mối tình không hi vọng. Mãnh lực của tình yêu không giảm mà lại tăng lên. Cho nên trong đoạn thơ sau, nhà thơ viết.

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

B. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

Người đọc không biết được gì nhiều về tình cảm của em. Chỉ qua cách xưng hô lời giãi bày của nhân vật trữ tình, người đọc mới đoán được chút ít thái độ tình cảm của em. Hình như quan hệ giữa em và nhân vật trữ tình có gì không ổn, có gì trở ngại:

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng.

Tôi yêu em”

Puskin không sử dụng những thủ pháp quen thuộc trong thơ nói chung và thơ tình nói riêng như ví von, nói bóng gió, dùng điển tích. Chất thơ ở đây thể hiện qua tình cảm chân thành, giản dị, cảm xúc mãnh liệt mà tế nhị:

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen;

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm.

Ghen tuông đi với tình yêu như hình với bóng. Puskin đã nói nhiều đến ghen tuông trong tình yêu, coi đó là “nỗi buồn đen tối” làm mụ mẫm đầu óc:

Trên đời này không có trò tra tấn nào

Đau đớm hơn những giày vò khắc nghiệt của ghen tuông.

(Bản thảo Epghênhi Onêghin)

Nhân vật trữ tình ở đây dịu dàng, tao nhã (âm thầm, không hi vọng, rụt rè) và nét nổi bật nhất trong nhân cách là:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Người ta bảo tình yêu thường rất ích kỉ. Nhân vật trữ tình cao thượng, trong sáng vì nó đã vượt lên trên thói ích kỉ:

cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

Câu thơ này đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách con người.

Thái độ cao thượng và trân trọng người tình thường được biểu lộ trong nhiều bài thơ của Puskin.

Leave a Reply