Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Tràng giang của Huy Cận: Sóng gợn tràng giang buồn đỉệp điệp, / Con thuyền xuôi mái nước song song, / Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; / Củi một cành khô lạc mấy dòng

DÀN Ý

Các ý chính:

1. Giới thiệu khái quát về bài thơ Tràng giang và Huy Cận. Vị trí đoạn thơ bình giảng.

2. Hai câu đầu mang phong vị Đường thi. “Tràng giang” là sông lớn, rộng, bao gồm cả “trường giang” (dài). Một dòng sông lớn, mênh mông xa vắng, “sóng gợn” “buồn điệp điệp”. Cái buồn của dòng sông nhưng chính là cái buồn của long người, của tác giả.

con thuyền xuôi mái

Cảm giác về không gian ở đây gắn liền với cái cô đơn vắng lặng, dù có “con thuyền xuôi mái”.

3. Câu thơ thứ ba: nỗi sầu lớn hơn, mênh mang hơn, “sầu trăm ngả” không phải chỉ đôi, ba ngả, vì đây là dòng sông lớn, là tràng giang.

4. Câu thơ thứ tư lại rất hiện đại: “củi một cành khô”. Cái thực tế, nôm na, chân thật đi vào thơ. “Củỉ một cành khô lạc mấy dòng”. Nó trôi nổi mà thực ra là bao kiếp người vật vờ trôi nổi, không có phương hướng cho cuộc đời.

5. Nhìn chung cả khổ thơ mang đậm chất cổ điển: Dòng sông bao la và tâm trạng cụ thể của nhà thơ. Dòng song lớn tuôn chảy, nước chia đi trăm ngả, một con thuyền nhỏ, một cành củi khô bơ vơ, trôi nổi tượng trưng cho kiếp người lênh đênh vô định.

Leave a Reply