Bình luận về câu Mác trả lời con gái: "- Quan niệm của cha về đau khổ? - Khuất phục”

Khi cuộc khởi nghĩa tháng Chạp bị dập tắt và hàng trăm người bị bỏ ngục vì tội “phiến loạn” thì chính quyền Nga hoàng cũng bắt đầu điều tra xem tại sao những sĩ quan cận vệ xuất sắc, con cháu của những gia đình quý tộc nổi danh, những người có một cuộc sống phong lưu, công danh đầy đủ như vậy lại muốn lật đổ chính quyền và không chịu ngồi yên trước cảnh đất nước quằn quại dưới chế độ chuyên chế, trước cảnh nhân dân đói rách, ngu dốt và bị tước bỏ mọi quyền lợi.

Quan niệm của cha về đau khổ - Khuất phục

Nga hoàng đích thân thẩm vấn những người bị bắt. Tên hoàng đế chuyên quyền đó chắc mẩm rằng những người bị bắt sẽ mất hết tinh thần và phải cầu xin hắn tha tội. Nhưng không, hắn đã gặp phải những con người có bản lĩnh, đầy tự hào và tin tưởng rằng “việc ta làm không phải là vô ích”, và “đốm than hồng sẽ rực lửa ngày mai”. Tất nhiên, cũng có những kẻ quy phục, tin vào “lòng tốt” của hoàng đế.

May sao, những kẻ thù như vậy thật quá ít ỏi. Đa số người bị bắt đã không “ăn năn”, không tự hạ mình. Họ căm thù xiềng xích nô lệ, và ngay trong ngục tối, không một lời dọa dẫm nào, không một lời đường mật nào, không một lời hứa hẹn nào có thể làm cho họ quỳ gối trước tên đao phủ.

- Ta có thể tha thứ cho ngươi, nếu ta tin được rằng ngươi sẽ là một kẻ hầu cận trung thành của ta - Nicôlai dụ dỗ Bextugiép.

Bextugiép đáp lại:

- Tôi mong rằng, số phận của những người dưới quyền nhà vua là do pháp luật quyết định chứ không phụ thuộc vào ý muốn tùy tiện của ngài.

Đó là câu trả lời chẳng những là của một con người trung thực và không biết sợ, mà còn là của một con người hết sức thiết tha với tự do; đối với con người như vậy, sự khuất phục chẳng những là một điều đau khổ mà còn là một điều không thể chịu nổi.

Người dũng cảm không phải số ít. Chúng ta luôn được thấy những hành động can đảm, gan dạ, hi sinh.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến một loại dũng cảm đặc biệt, nói đến một tinh thần tự do chân chính. Đó là dám nói lên sự thật, bảo vệ chính kiến của mình, bảo vệ chính nghĩa, không sợ hãi trước bất kì một hình phạt nào, đó là bổn phận của những người như Mác, không chịu được sự khuất phục.

Khuất phục khác với phục tùng kĩ luật và trật tự.

Xã hội ngày nay không thể nào không có kỉ luật, pháp luật, quy tắc, phải có một trật tự bắt buộc đối với tất cả mọi người. Nếu như ai cũng muốn làm theo ý mình thì xã hội sẽ chẳng khác một mớ hỗn độn, trong đó con người không thể có hạnh phúc, vì cả cuộc sống, sức khỏe, sự an toàn lẫn tài sản của mọi người đễu không được bảo vệ. Đó không phải là tự do mà là vô chính phủ.

Vấn đề là ở chỗ, nói chung không thể có chuyện tự do tuyệt đối, vô giới hạn, theo nguyên tắc “muốn làm gì thì làm”. Con người được tự do không phải là khi được tự ý quyết định bất kì điều gì, mà chính là khi người đó nhận thức được rằng cái trật tự mà mình cần theo là hợp lí, mệnh lệnh hay pháp luật mà mình thi hành là đúng đắn và có ích. Trong việc làm đó không có gì là “khuất phục” cả, và do đó cũng chẳng có gì là đau khổ.

Nhưng khi nói đến việc không chịu được sự khuất phục, thì chúng ta lại có ý nói đến một chuyện khác hẳn: con người không thể phục tùng khi bị bắt buộc phải khuất phục điều xấu, phi nghĩa, sai trái. Niềm tin ở lẽ phải của mình làm cho con người có sức mạnh, lòng trung thành với lí tưởng, với chân lí, làm cho con người được tự do trong nội tâm, mặc dù đôi tay có bị xiềng xích.

Những người cách mạng bị đe dọa trừng phạt thẳnậ tay đã tỏ ra xứng đáng và tự do biết bao trước tòa án của chính quyên Nga hoàng! Người thợ dệt Alếchxêép là một con người như vậy khi ông nói với tên quan tòa: “Cánh tay lực lưỡng của hàng triệu công nhân sẽ vung lên đập tan ách độc tài chuyên chế được bảo vệ bằng lưỡi lê”.

Alếchxêép bị kết tội “phản quốc” nhưng bọn quan tòa không đưa ra được một dẫn chứng nào. Alếchxêép biết như vậy, và nhất định ông sẽ được trắng án nếu biết giữ thái độ nhẫn nhục chịu đựng trước tòa án.

Nhưng nhà cách mạng chân chính đã không làm như vậy. Đáng lẽ phải nhẫn nhục thì Alếchxêép đã vạch mặt kẻ thù một cách hùng hồn trước tòa án. Lời tố cáo của ông đã được các đồng chí khác bí mật in thành hàng nghìn bản làm tài liệu tuyên truyền. Vì lời phát biểu đó, Alếchxêép đã phải chịu mười năm khổ sai. Trên ghế bị cáo, trong nhà tù cũng như tại hầm mỏ khổ sai, ông vẫn luôn luôn là một chiến sĩ kiên cường như vậy.

Piốt Dalômốp, người mà sau này Mảcxim Goócki đã dựa vào để tạo nên nhân vật Pa ven Via xốp trong tiểu thuyết Người mẹ của mình, Ivan Sabuxkin cũng như nhiều bạn chiến đấu khác của họ đều đã tỏ ra bất khuất như vậy. Từ chô là những bị cáo, họ đã trở thành những người buộc tội, vạch mặt bọn chuyên quyền, bọn bóc lột nhân dân và tuyên truyền sự dối trá.

Ghêoócghi Đimitơrốp bị bọn phát-xít buộc tội tham gia vào một vụ đốt nhà do chính chúng bịa đặt ra. Trước mọi nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mình, ông vẫn lợi dụng tòa án làm diễn đàn, làm nơi đấu tranh chống những kẻ thù tàn ác nhất của loài người. Lẽ phải và lòng dũng cảm đã tỏ ra mạnh hơn nhà tù, đòn roi tra tấn và lưỡi lê.

Khuất phục có nghĩa là đau khổ, khi mà con người nhẫn nhục chịu đựng và tự an ủi bằng “triết lí”: “Làm thế nào được, chúng ta chỉ là những con người nhỏ bé thấp hèn, chẳng có chuyện gì tùy thuộc vào chúng ta cả”. Nhưng trên thực tế, không có con người bé nhỏ thấp hèn mà chỉ có những tâm hồn nhỏ bé, hèn nhát. Một người đã tin tưởng vào chính nghĩa và căm ghét phi nghĩa, lừa dối thì không thể khoanh tay ngậm miệng được, mà phải xông vào cuộc đấu tranh. Mà ai đấu tranh, người đó là người hạnh phúc - Mác đã nói như vậy. Điều đó rất đúng, một trăm lần đúng!

Thái độ của mỗi người đối với sự khuất phục, tình trạng lệ thuộc và vô quyền là không giống nhau.

Kẻ này thì cho rằng điều đó chẳng có gì đặc biệt cả, “nói chung là vân sống được”, và thậm chí còn tốt nữa nếu biết liệu “gió chiều nào che chiều ây”. Kẻ ấy đã biến thành tay sai chuyên liếm gót bọn chủ.

Người khác lại thấy đó là điều nhục nhã và hết sức đau khổ, nhưng đành cam chịu “không hề đấu tranh với bất cứ cái gì trong cuộc sống vô nghĩa của mình”, như lời Pixarép.

Chúng ta không muốn một cuộc sống mất tự do

Cuối cùng là những người không thể ngồi yên cam chịu cảnh nô lệ. Trong số đó nhiều người đã nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh và trở thành những người cách mạng. Họ cống hiến đời mình cho cuộc chiến đấu chống áp bức, nô lệ, phi nghĩa và là tấm gương cổ vũ những người khác.

Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian,

Vùng lên, hỡi ai cơ khổ bần hàn!

Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi.

Quyết phen này sống chết mà thôi!

Hát vang bài Quốc tế ca, những người công nhân và nông dân nước Nga đã xông vào cuộc đấu tranh giành tự do, lật đổ chế độ Nga hoàng đáng căm ghét, ý thức không chấp nhận sống cuộc đời nô lệ đã dẫn dắt họ tiến lên.

Chúng ta có thể chết nhưng chúng ta không thể dao động. Chúng ta có thể chết không phải vì chúng ta coi thường cuộc sống và không thiết tha vào cuộc sống lao động sáng tạo của nhân dân ta, không phải vì chúng ta không nhìn thấy tương lai tươi sáng mà chúng ta đã đấu tranh giành được quyền hưởng nó bằng sức lao động của mình, mà chính là vì cuộc sống của chúng ta gắn liền với lí tưởng đó, với tương lai đó, vì chúng ta không muốn một cuộc đời mất nước, mất tự do, không muốn một cuộc sống thiếu nhân phẩm và công lí, không muốn sống mà không có cơm áo gạo nuôi con, sống một cuộc sống không có tương lai. Vì vậy chúng ta nói: “Tổ quốc hay là chết” và cũng chính vì vậy, trong bài ca của các chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, chúng ta có câu: “Sống xiềng xích là nhọc nhằn cơ cực, chết vì Tổ quốc lại là sống đời đời”.

Những lời nói phấn khích, đầy tự hào và phẩm cách cao quý đó là lời của Phi đen Caxtơrô, vị lãnh tụ của nhân dân Cuba, phát biểu tại cuộc mít tinh khổng lồ ở La Habana ngày mồng hai tháng Giêng năm 1963 nhân dịp kỉ niệm ba năm thành công của cuộc cách mạng đã giải phóng hòn đảo trên biển Caraíp này khỏi ách nô lệ đói nghèo.

“Chúng ta không muốn một cuộc sống mất tự do”. Tất cả những ai, cũng như Mác, coi khuất phục là một điều đau khổ đều sẵn lòng kí tên dưới dòng chữ đó. Có hàng triệu hàng triệu những con người như vậy trên trái đất này. Vì vậy mà bọn chuyên quyền dưới đủ mọi màu sắc phải run sợ trong cảnh điên cuồng bất lực.

Ai đã biết suy nghĩ thì người đó nhận thức được mình là một con người và không muốn sống cuộc đời duy nhất của mình trong cảnh khuất phục hèn hạ, ô nhục. Người đó tha thiết với tự do và nhất định sẽ giành được tự do.

Leave a Reply