Cảm nhận của anh / chị về hình ảnh thiên nhiên qua hai bài thơ Vội Vàng và Đây thôn Vĩ Dạ

Hướng dẫn làm bài

* Nhận định chung: Dưới bút pháp và phong cách nghệ thuật khác nhau mà Xuân Diệu cũng nhưng Hàn Mặc Tử vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy độc đáo và khác lạ. Với Vội vàng, đó là cảnh sắc thiên nhiên non trẻ, đầy ắp sắc xuân của một "bữa tiệc trần gian đặc biệt mới lạ - 1 thiên đường trên mặt đất" nhưng cũng đem đến sự dặt dìu luyến tiếc vì sự lo sợ chóng phai dưới sự bùng nổ về cái tôi cá nhân trong thơ mới, một tuyên ngôn nghệ thuật về quan niệm sống tận hưởng vẻ đẹp tươi của cuộc sống.Còn Hàn Mặc Tử, thiên nhiên lại hiền hòa, nhẹ nhàng mang đậm dấu ấn miền quê . Tuy nhiên, thơ Hàn Mặc Tử là sự đan xen thanh khiết, trong sáng và những hình ảnh ma quái, cuồng bạo, thiên nhiên ấy lại có sự đổi thay trước tâm tư tình cảm của chủ thể trữ tình, thiên nhiên tươi đẹp bỗng ngỡ ngàng phủ kín nỗi buồn thi nhân.

Thiên nhiên trong Vội Vàng của Xuân Diệu

* Thiên nhiên trong Vội Vàng của Xuân Diệu: Hình ảnh tươi đẹp, có đôi có cặp gợi sự ngọt ngào, hạnh phúc. Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, là vẻ đẹp của con người là tuổi trẻ, mùa xuân đất trời tuần hoàn. Cõi trần gian dạt dào nhựa sống, cựa quậy sức sống đất trời, tâm hồn trẻ tươi của tác giả bắt nhịp với những gì đang đâm chồi nảy lộc.

+ Hình ảnh vạn vật căng đầy sức sống : bướm ong dập dìu, chim hót ca vang, lá cây phơ phất, hoa nở trên đồng nội...

+ Tháng giêng ngon như cặp môi gần: sự táo bạo, phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên kì diệu...

~> Bức tranh hài hòa đầy đủ âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét...

+ Thiên nhiên giữa quy luật tuần hoàn

* Về thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được biểu hiện qua vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình minh dưới cái nhìn tâm trạng khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời.

+ Thôn vĩ: vẻ đẹp thơ mộng, xanh tươi gắn bó thân thuộc sâu nặng với Hàn Mặc Tử

+ Câu thơ mở đầu vừa như lờ trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ vừa là lời tự vấn sao không về Vĩ Dạ hay cũng là lời mời gọi tha thiết

~> Thôn Vĩ trở thành ẩn dụ cho cuộc đời tươi đẹp mà Hàn Mặc tử muốn trở về.Việc sử dụng thanh bằng 6/7 thể hiện sự bâng khuâng, tiếc nhớ cùng hoài niệm

+ Bức tranh thôn Vĩ buổi sớm mai

○ Nắng hàng cau: Hàng cau thẳng tắp, cao vút là loài cây đầu tiên tiếp đón những tia nắng trong veo của ngày mới

○ Nắng mới lên: Nắng đầu tiên của một ngày mới mẻ ấm áp.Không phải nắng ban mai hay nắng mai nhưu cách nói thông thường mà là nắng mới lên.Chữ “mới” tô đậm cái trong trẻo, tinh khiết của tia nắng đầu ngày.Thi nhân như đang theo chân nắng mớ mà về với vĩ Dạ.

~> Cách ngắt nhịp 1/3/3 gợi ra những bước chân nhe nhàng, chậm rãi ngắm nhìn vẻ đẹp thôn Vĩ

○ Mướt: tính từ chỉ màu sắc xanh non tơ, óng ả tràn đầy sức sống thanh tân

○ Cách ví von so sánh “xanh như ngọc” khiến khu vườn nơi Vĩ Dạ giống như một viên ngọc bích khổng lồ vừa thanh khiết vừa cao sang.Đó là một chốn “nước non thanh tú” của quê hương xứ sở

~> Khu vườn được sự chăm sóc kĩ càng bởi bàn tay khéo léo của con người thôn Vĩ

~> Cảm xúc của thi nhân ngạc nhiên, thích thú trước vẻ đẹp xanh non biếc dờn của Vĩ Dạ thôn

○ Mặt chữ điền tạo nên một cấu trúc cân xứng hài hòa trong bức tranh thôn Vĩ mang vẻ đẹp phúc hậu, chất phác kín đáo, cũng có thể hiểu là khuôn mặt tự họa của Hàn Mặc Tử, là cuộc sống trở về trong tâm tưởng của nhà thơ: Khao khát chát bỏng, mãnh liệt của Hàn Mặc Tử muốn được trở về, hòa nhập, được giao cảm với cuộc đời

+ Thiên nhiên thôn Vĩ dưới nét bâng khuâng, vội vã, buồn bã đến tan tác

- Gió, mây: (ngắt nhịp 4/3) câu thơ như bẻ làm đôi, ném gió mây về hai phía.Gió và mây vốn có mối quan hệ khăng khít "gió thổi mây bay" nhưng trong cái nhìn của thi sĩ, gió mây đang chia lìa, tan tác không gắn kết với nhau

- Dòng nước buồn thiu: (Nhân hóa) nỗi buồn trong tận đáy lòng thi nhân, nỗi buồn ấy lan tỏa, thấm vào cảnh dệt vào tình

ức tranh hài hòa đầy đủ âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét

- Bút pháp lấy động tả tĩnh : Trạng thái lay của hoa bắp không làm cho cảnh vật vui vẻ sinh động hơn, không đủ làm sống dậy những tươi vui của cảnh vật

~>Nỗi buồn của thi nhân giăng mắc khắp cảnh vật

- Hình ảnh dòng sông, con thuyền chan chứa ánh trăng ~> Không gian lãng mạn, thơ mộng huyền ảo

+ Trăng: biểu tượng quen thuộc của Hàn Mặc Tử-> là tri âm tri kỉ

+ Con thuyền trở trăng: nơi Hàn Mặc Tử gửi gắm khát vọng, mong muốn cháy bỏng

+ Kịp về tối nay: Khẩn trương, gấp gáp

~> Muốn nhanh chóng được trở về, hòa nhập trước khi lìa bỏ cõi đời

~>Một tâm thế sống được lên ngôi: Trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời

+ Cảnh vật đều nhuốm màu tâm trạng: Sự chia lìa

+ Nỗi buồn trở thành sự khắc khoải chờ mong

* Tìm ra nét tương đồng, khác biệt thiên nhiên giữa hai bài thơ 

+ Cả hai bài thơ đều là cái nhìn đầy tình cảm của cái tôi trữ tình về thiên nhiên, con người nơi mình từng gắn bó sâu nặng

+ Cái tôi lãng mạn đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ nhưng cũng buồn vội

+ Qua hai đoạn thơ, ta nhận thấy rõ sự tài hoa của tác giả

* Lí giải sự tương đồng, khác biệt ấy

+ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử đều là những cây bút tài hoa

+ Ở Hàn Mặc Tử: đó là một hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào thơ mới, là hồn thơ đan xen tinh khiết trong sáng và những hình ảnh ma quái cuồng loạn.Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh Hàn Mặc sáng tác bài thơ là sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần vì bệnh tật

+ Ở Xuân Diệu: Đó là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với hình thức nghệ thuật từ ngữ, giọng điệu, nhịp điệu thơ táo bạo, ảnh hưởng đậm nét ở phương Tây

~> Chính hoàn cảnh riêng biệt của mỗi nhà thơ làm nên sự khác biệt cho mỗi tác phẩm để lại những dư vị khác nhau trong lòng độc giả

* Khẳng định chung lại vấn đề

Leave a Reply