Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong 8 câu cuối của trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích

GỢI Ý

- Bức tranh tâm trạng thứ nhất: Nguyễn Du đã lột tả toàn bộ nỗi nhớ nhà, gia đình của kẻ tha hương

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa"

+ Điệp ngữ " buồn trông": nhấn mạnh nỗi buồn da diết

+ Cửa bể: ý chỉ cảnh biển, được xem như vô cùng mông lung và rộng lớn. Cũng như tâm trạng Kiều bấy giờ, một sự buồn não nề, cứ nhìn xa xăm nhớ về quê hương và cha mẹ.

Kiều ở lầu Ngưng Bích

+ Thấp thoáng, xa xa: Từ láy thể hiện một sự không rõ ràng, lúc ẩn lúc hiện, cảnh vật mơ hồ

-> Hình ảnh con thuyền vô định như một ảo ảnh gợi trong lòng người tha hương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, nỗi cô đơn.

- "Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu"

+ "Ngọn nước mới sa": chỉ một điều thật buồn, thật cô độc, cũng giống như tâm trạng của một con người bế tắc với cuộc sống của mình.

+ Từ láy "man mác: chỉ sự lênh đênh, trôi nổi, mất phương hướng.

-> Thân phận của Kiều như cánh hoa trôi theo dòng nước mà chẳng hề tìm thấy bến đỗ.

- " Buồn trông nội cỏ rầu rầu 

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"

+ Từ láy "rầu rầu" cũng chính là biện pháp nhân hóa làm cho người đọc nhận ra được nỗi buồn của Kiều. Đó cũng chỉ sự tẻ nhạt, buồn bã nơi lầu Ngưng Bích.

+ "Xanh xanh": từ láy gợi sự lạnh lẽo, hoang vắng

-> Nàng đang lo lắng cho cuộc đời mình bị dồn vào đường cùng, như ngọn cỏ phai tàn héo úa.

- "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

+ "Gió cuốn mặt duềnh": dường như nỗi buồn đã trào dâng một cách mãnh liệt và lên đến đỉnh điểm. Kiều tưởng mình chơi vơi giữa biển khơi mênh mông, xung quanh là tiếng gào thét dữ dội khiến Kiều lo sợ đến khủng hoảng.

+ "ầm ầm: từ láy diễn tả khung cảnh khủng khiếp, mạnh bạo, hung hãn

-> Cuộc đời Thúy Kiều cũng như những giông tố cuộc đời đang kéo đến trước mắt, báo trước một cuộc sống thê thảm của nàng.

Leave a Reply