Cảm nhận về đoạn thơ sau: Của ong bướm đây tuần tháng mật/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Từ đó liên hệ với 6 câu đầu trong bài Cảnh ngày hè để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của 2 nhà thơ

GỢI Ý

- Về Vội vàng của Xuân Diệu: Trước ước muốn điên cuồng đã hé lộ một tâm hồn yêu cuộc sống đến tha thiết, cuồng nhiệt, sự sợ hãi của thời gian hữu hạn, cặp mắt "xanh non - biếc rờn" của ông hoàng thơ tình, thiên nhiên cựa quậy sức sống như miêu tả xuất thần cuộc sống là một bữa tiệc trần gian - một thiên đường trên mặt đất.

- Nêu vị trí đoạn trích

- Cảm nhận ở mặt nội dung và nghệ thuật

+ Sự thay đổi hình thức thơ 5 chữ - 8 chữ một cách uyển chuyển, linh hoạt thể hiện vẻ đẹp tươi của cuộc sống này

Của ong bướm đây tuần tháng mật Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

+ Hình ảnh tươi đẹp có đôi có cặp gợi sự ngọt ngào hạnh phúc. Bức tranh thiên nhiên hài hòa đường nét, hình ảnh, ánh sáng, màu sắc hòa quyện trong hương vị tình yêu thấm lòng xuất phát từ một cái tôi đầy thần hứng, mang những cảm xúc mới mẻ, quan niệm sống độc đáo, táo bạo, tình yêu tha thiết trước mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu

+ Trước sự bùng nổ về cái tôi cá nhân trong thơ mới, ta như thấy ánh nhìn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn cuộc sống trong sự căng tràn nhựa sống. Hình ảnh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc rạng ngời. Giữa cõi trần gian đang cựa quậy, bén nở sự sống, tâm hồn trẻ tươi bắt nhịp với những gì đang chớm nở. Đó là cảnh vật vốn dĩ quen thuộc nay được nhuộm sắc màu tươi sáng đến lạ kì, như đưa ta vào cõi thần tiên: bướm ong dập dìu, chim vang ca, hoa khoe sắc, lá cỏ dập dìu trước gió....

+ Điệp ngữ "này đây" kết hợp nhịp thơ nhanh dồn dập phô diễn vẻ đẹp sự sống đa dạng. Cũng như vậy, lời thơ giống một tiếng reo thi, muốn nhanh, muốn gấp, muốn vội vàng tận hưởng vẻ tươi ngon của cuộc đời này

+ Chú ý đến phép so sánh " Tháng giêng ngon như cặp môi gần" và "thần vui", cuộc sống cảm nhận qua thị giác, vị giác, mỗi ngày một niềm vui, một sự hưởng thụ tận hưởng. So sánh độc đáo, táo bạo cho thấy sự phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên diệu kì, thổi bùng lên ngọn lửa rạo rực, đắm say da diết. Đồng thời nó cũng cho thấy sự cách tân của Xuân Diệu hay nói cách khác, đó là một cuộc cách mạng trong thi ca. Với văn học trung đại, thiên nhiên được lấy làm thước đo chuẩn mực của cái đẹp, con người được đem ra so sánh ước lệ với thiên nhiên. Tuy nhiên, đến với thơ Xuân Diệu, ta bắt gặp con người mang vẻ đẹp chuẩn mực.Trong khi các nhà thơ cùng thời muốn trốn chạy, quay lưng với thời đại thì Xuân Diệu phát hiện ra cuộc sống tươi đẹp ngay giữa trần thế, cái đẹp được đem đến từ mùa xuân, từ vẻ đẹp con người, là tuổi trẻ mùa xuân đất trời."Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn neo neo theo hồn ta.” Với Xuân Diệu, tác giả đã "đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới"

Cảnh ngày hè

- Liên hệ với "Cảnh ngày hè": Cũng nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật Đoạn thơ là sự miêu tả bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống, màu sắc dưới sự vận dụng mọi giác quan. (Chú ý cảm nhận "đùn", "lập lòe đơm bông")

- Đánh giá những nét tương đồng, khác biệt từ đó. Trình bày vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả, lí giải sự tương đồng và khác biệt đó

+ Cùng viết về vẻ đẹp của cuộc sống nhưng với phong cách nghệ thuật khác biệt dẫn đến sự khác biệt trong miêu tả cảnh sắc

+ Thông qua cảnh sắc sống động cho thấy nét tài hoa trong bút pháp ở mỗi tác giả

+ Vẻ đẹp tâm hồn qua đó cũng được bộc lộ ( Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước và nhân dân, cuộc sống thanh tao giản dị, sự gần gũi quen thuộc, sự tha thiết giao cảm với cuộc đời... Xuân Diệu là lòng say đắm với cuộc sống, yêu thiên nhiên đất nước) Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống xung quanh mà các tác giả có thể đặc tả xuất thần như vậy.

- Khái quát lại

Leave a Reply