Em hãy viết một đoạn văn khoảng 20-25 dòng trình bày suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo ở nước ta

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

Từ nội dung câu chuyện em hãy viết một đoạn văn khoảng 20-25 dòng trình bày suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo ở nước ta

GỢI Ý

* Dẫn vào đề:

- Sau khi đọc xong câu chuyện trên đã làm tôi hiểu rõ hơn về truyền thống tôn sư trọng đạo ở nước ta. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. 

* Khái niệm:

- Vậy đối với các bạn thì "Tôn sư trọng đạo" là gì? Còn đối với tôi "Tôn sư trọng đạo" là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy cô dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy cô đã dạy mình.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta

* Biểu hiện:

- Có thái độ, tình cảm, hành động làm vui lòng thầy cô giáo.

- Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô.

Dẫn chứng: 

- Như thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...

- Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.

* Ý nghĩa:

- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta

- Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người.

Truyền thống tôn sư trọng đạo ở nước ta

* Vấn đề ngược lại:

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

* Bài học:

Chung:

- Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Riêng:

- Đối với tôi là một học sinh đáng ngồi trên ghế nhà trường...

Leave a Reply