Hãy giới thiệu vị trí của Sê - khốp trong văn học Nga và những nét tiêu biểu làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn này

Sê - khốp bước vào hoạt động văn học khi trong văn học Nga, tiểu thuyết đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ gắn liền với những tên tuổi bậc thầy như: Ph. Đô-xtôi-ép-xki, L. Tôn-xtôi,... Trong khi đó, truyện ngắn Nga mặc dù đã từng có một truyền thống tốt dẹp qua những khởi đầu thiên tài của A. Pu- skin, V. Go-gôn,... nhưng đến thời kì này lại rơi vào tình trạng gần như bế tắc. Chức năng của nó dường như chỉ tập chung vào mua vui, giải trí. Sê-khốp đã khôi phục lại truyền thống truyện ngắn Pu-skin, Gô-gôn, đồng thời đã có một sự cách tân nghệ thuật mới đối với thể loại này. Ông phát huy ưu thế truỵện ngắn, nâng thể loại này lên một địa vị cao hơn. L. Tôi-xtôi từng khang định: “Sê-khốp đã sáng tạo ra một hình thái văn chương hoàn toàn mới, theo tôi đối với cả thế giới, tôi chưa hề thấy đâu” và “Sê-khốp đó là Pu- skin trong văn xuôi”. Còn M. Goóc-ki thì cho rằng: “Về phương diện phong cách, Sê-khốp là nghệ sĩ duy nhất của thời đại ta nắm vững đến mức điêu luyện cái nghệ thuật viết làm cho “lời chặt mà ý rộng”.

Hãy giới thiệu vị trí của Sê-khốp trong văn học Nga và những nét tiêu biểu làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn này

Ngắn gọn, giản dị - đó là trong những đặc điểm cơ bản trong phong cách truyện ngắn của Sê-khốp. Ông từng cho rằng: “Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, Không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ những gì dở, kém, như thế nào”, hay “Ngắn gọn là chị của tài năng”, truyện ngắn của ông thường có cốt truyện giản đơn, ít biến cố, không có những tình huống gay cấn, căng thẳng đầy kịch tính. Mặt khác do yêu cầu thể loại - truyện ngắn mang dung lượng nhỏ nên Sê-khốp đặc biệt chú trọng đến sự lựa chọn chi tiết. Trong các truyện ngắn của ông, ta khó có thể tìm thấy những chi tiết thừa. Từ những chỉ tiết bình thường, thậm chí hết sức nhỏ nhặt, đời thường qua sự phát hiện và biệt tài miêu tả của ông đã mang một ý nghĩa nghệ thuật đặc biệt góp phần khắc đậm tính cách của nhân vật, hoặc hàm chứa một ý nghĩa tượng trưng làm nổi lên chủ đề tư tưởng tác phẩm. Chẳng hạn: hàng rào có cọc nhọn, những cửa sổ chấn song sắt trong truyện ngắn Phòng số 6, hình ảnh cái bao trong Người trong bao.

Sự độc đáo trong phong cách truyện ngắn của Sê-khốp còn là những “mạch ngầm văn bản”. Đằng sau cái bình diện ngoài văn bản kể về những chuyện với vẻ như vặt vãnh, đời thường là “dòng chảy ngầm” của nhiều tầng lớp ý nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ngôn, nghĩa hàm ẩn. Tạo nên cái “mạch ngầm văn bản ấy” là toàn bộ cấu trúc văn bản được kết cấu với nhau trong những mối quan hệ hết sức tinh xảo của nhiều yếu tố nghệ thuật. Goóc-ki từng nhận xét: “Trình bày nội dung các truyện ngắn của Sê-khốp là một việc không thể làm được cũng còn vì tất cả nhũng truyện đó quý giá và tinh vi như nhũng tấm ren cần được xử lí thận trọng, nó không chịu nổi những bàn tay thô bạo mà hễ cầm đến chỉ có thể làm nhàu nát đi thôi”. Bởi thế cần có thái độ thận trọng khi xử lí văn bản truyện ngắn của Sê-khốp, phải luôn chú ý đến tính chỉnh thể của tác phẩm.

Leave a Reply