Hãy nêu cảm nhận của em về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Trong số các thi sĩ Việt Nam hiện đại, Hàn Mặc Tử là người khổ nhất. Tạo hóa vốn rộng lượng, nhưng không hay đãi đăng khách ván chương. Nhà thơ chỉ sống vẻn vẹn 28 năm (1912-1940). 28 năm của một đời người, sao lại lắm truân chuyên khổ ải? ông xuất hiện trên bầu trời thi ca Việt Nam như một vì sao băng, ngắn ngủi mà lóe sáng, và những ai một lần đã tiếp xúc với thơ Hàn Mặc Tử thì “dấu ấn” kia không thể xóa nhòa.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Mấy năm trở lại đây, vị trí của Hàn Mặc Tử trong lịch sử văn chương nước nhà đã dần hồi được trả lại đúng giá trị vốn có. Trong chương trình môn Văn bậc Trung học phổ thông, lần đầu tiên thơ Hàn Mặc Tử được đem ra giảng dạy cho học sinh qua bài Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ chỉ có 12 câu, nhưng hồn vía Hàn Mặc Tử vẫn hiển hiện nguyên vẹn: tài hoa, thật thà và tha thiết dâng hiến. Thi sĩ Pháp, Elsa Triolet nói "nhà thơ là người cho máu”. Với Hàn Mặc Tử, đấy là tận cùng của dâng hiến.

Năm 1936, đang làm báo ở Sài Gòn, Hàn Mặc Tử biết mình mắc chứng nan y (bệnh phong), liền trở về thành phố Quy Nhơn. Khi đó bà Hoàng Cúc, người yêu đầu tiên của thi sĩ vừa mới ra Huế. ở chốn xa xôi, người tình năm cũ không biết chuyện nhà thơ bệnh, gửi thư hỏi thăm cùng với lời trách trên tấm ảnh của mình “Sao không về thăm Vĩ Dạ?”. Đây thôn Vĩ Dạ là lá thư tình giãi bày tâm trạng, có điếu nó được diễn đạt bằng ngôn ngữ thi ca. Hai khổ thơ đầu, nhà thơ hoa thân thành người thiếu nữ thôn Vĩ, đang trách móc người yêu và kể về Vĩ Dạ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Người thôn Vĩ mà cứ như ai đâu. Vĩ Dạ lúc gần, lúc xa. Ồ, thì hóa ra, đấy là tâm trạng của người tương tư: chỉ thiếu một người nhưng không gian trống rỗng (Lamactin)! Nhà thơ hóa thân hay thật. Màu xanh của lá, chút nắng mới lên vẫn chưa đủ ấm lòng người thiếu nữ. Nàng buồn và “cảnh có vui đâu bao giờ”:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Viết đến đây thì sự hóa thân của nhà thơ vào lòng người thiếu nữ cũng chấm dứt. Thi sĩ, anh có thể trốn tránh mọi điều, trừ bản thân anh. Mà Thượng đế, bao phen vẫn lỡ tay, tâm hồn nhà thơ mới phức tạp, giàu ưu tư và đa cảm làm sao! Người đời co thể trách khách văn chương hay viển vông. Nhưng ở đây là ước mơ thật:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Có một “bến sông trăng” hiện hũu ở ngoài đời thực. Và cũng có một “bến” như thế, ở nơi nao, tít tắp trong tâm tưởng con người. Khi “Trăng” không về cõi ấy hoang vắng và buồn bã biết bao! Có người binh những câu: “Ảo em trắng quá nhìn không ra... ở đây sương khói mờ nhân ảnh...” là lúc nhà thơ nhìn tấm ảnh người yêu cũ, nghĩ chuyện cách xa bây giờ, hết thảy như muốn nhòa đi. Đấy má chỉ là cái nghĩa cụ thể của “văn bản”, chứ chưa phải của thơ hay tâm hồn Hàn Mặc Tử. Bất cứ nhà thơ tài hoa ở thời đại nào cũng thấy giữa mình và cuộc đời có nhiều lỗi nhịp. ít nhiều, họ cô độc, đôi khi chỉ trong tâm hồn, chứ không nhất thiết giữa dam đông. Trường hợp Hàn Mặc Tử và những năm tháng ấy, điều đó càng rõ. Biết vậy, nhưng vẫn khát khao giãi bày, khát khao dâng hiến. Hình dung Đây thôn Vĩ Dạ là bức thư tình gửi một người yêu xứ Huế của Hàn Mặc Tử thì Ai biết tình ai có đậm đà? Là lời than thở về một hoàn cảnh không thể giãi bày đối với Hoàng Cúc. Song, hiểu Hàn Mặc Tử - một người tình làm thơ, đấy còn là tiếng nói của thi nhân với cuộc đời.

Ngày ấy, Hàn Mặc Tử đã muộn phiền Ai biết tình ai có đậm đà? Và, có lẽ, cho đến buổi trưa nghiệt ngã 11-11-1940, nhà thơ tài hoa này vẫn ôm trọn khối tình đau đớn với cuộc đời, ra đi, để lại: “Một nấm mồ bằng đất, một cây thánh giá bằng gỗ tạp, không vòng hoa, không hương khói, dìu hiu quạnh quẽ dưới một gốc cây phi lao!” (Quách Tấn). Đến nay, 50 năm đã trôi qua, khi người đời nhận ra Hàn Mặc Tử là ánh sao băng không thể xóa nhòa dấu ấn trên bầu trời thi ca dân tộc thì xin ai đừng trách “Sao anh không về?”, vì chẳng phải bao năm nhà thơ vẫn ở lại đó sao?. Xin hãy rộng đường cho người năm cũ...

Leave a Reply