Hãy phân tích văn bản Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

DÀN Ý

1. Nội dung phản ánh của văn nghệ:

* Đoạn văn 1:

- Câu văn 1: Cuộc sống sẽ là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn khám phá, gieo trồng lên những cây đời. (Hiện thực cuộc sống là chất liệu để xây dựng lên tác phẩm nghệ thuật).

--> chức năng phản ánh hiện thực của văn nghệ.

- Câu văn 2,3: Nhiều nghệ sĩ không sao chép hoặc chụp ảnh nguyên si thực tại ấy đưa vào trong tác phẩm mà đòi hỏi sự sáng tạo, cách nhìn nhận mang dấu ấn riêng của người viết.

--> muốn có một tác phẩm văn học phải bắt nguồn từ thế giới khách quan (thực tại) -> thế giới chủ quan (lăng kính tâm hồn).

Hãy phân tích văn bản Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

+ Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ phải gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm đâu chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi trong nó.

+ "Điều mới mẻ" : có nghĩa là cách cảm nhận, là những khám phá, phát hiện độc đáo về hiện thực đời sống.

+ " Lời nhắn nhủ" : có nghĩa là tư tưởng, tình cảm, thông điệp thẩm mĩ mà người nghệ sĩ muốn gửi tới bạn đọc thông qua tác phẩm của mình. Thông điệp ấy gắn với chức năng giáo dục.

=> Nguyễn Đình Thi đã nêu ra được các chức năng của văn học. Đó là chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống, chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ.

* Các đoạn văn tiếp theo:

- Tác phẩm văn nghệ không chỉ là những lời lẽ suông, lí thuyết khô khan mà nó còn chứa đựng tất cả những tâm hồn tạo ra nó vì tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn, cũng phôi thai, thai nghén, trăn trở để rồi sản sinh ra, đặt cho nó một cái tên ý nghĩa. 

--> người đọc cần đọc tác phẩm bằng cả tâm hồn và trái tim. Có như thế, những con chữ tưởng chừng như vô hồn kia bỗng trở nên sống động lạ kì.

--> Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.

- "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta...ta nghĩ":

+ "Tác phẩm lớn" : là tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thồi kì, mở ra những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp.

+ "Ánh sáng của tác phẩm": là cảm xúc, là tâm sự, là tấm lòng, là tinh thần của thời đại mà nhà văn đã chuyển hóa vào trong tác phẩm.

+ "Tác phẩm lớn rọi vào bên trong chúng ta": chính là khả năng kì diệu của văn học, động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu tỏa, soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, nó làm ta thay đổi cách nhìn, cách nghĩ.

+ " Mỗi tác phẩm mang ánh sáng riêng" : nghĩa là tác phẩm đó mang đậm dấu ấn phong cách của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề đến bày tỏ quan điểm cuộc sống.

2. Vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người:

Vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống như những người tù chiến tranh hay những người dân lam lũ, vất vả u tối cả cuộc đời thì tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài, làm cho tâm hồn của họ được sống quên đi nỗi cơ cực,

- Những tác phẩm nghệ thuật hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú bởi nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn vui của chúng ta trong cuộc đời.

- Các tác phẩm văn chương đem đến cho người những cung bậc cảm xúc khác nhau.

3. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật:

- Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng mà tư tưởng trong nghệ thuật thường thấm sâu những cảm xúc.

- Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. Đó chính là những nội dung tư tưởng mà người nghệ sĩ gửi vào trong tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật. Hay nói cách khác, tác phẩm văn chương là những con chữ, những con chữ sống động hay không còn nhờ vào tâm hồn người đọc.

--> người tiếp nhận tác phẩm phải biết gõ vào những câu chữ ấy, những tư tưởng đang còn náu mình trong yên lặng.

- " Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua ...trang giấy":

Đây là cách hiểu về thơ hay, thơ hay là tạo được ấn tượng ngay từ khâu đọc văn bản, thơ hay là thơ ám ảnh độc giả, nó khiến người đọc phải trăn trở, suy tư, càng đọc càng khám phá ra những điều hấp dẫn. Đó là bài thơ có sự sáng tạo về nội dung, nghệ thuật. 

--> đọc bằng cả tâm hồn.

- " Tác phẩm...trong lòng" : 

+ Vế 1: tác phẩm phản ánh thực tại nhưng không phản ánh nguyên si mà được thăng hoa qua cảm hứng sáng tạo. qua lăng kính cuộc đời của người nghệ sĩ.

+ Vế 2: cảm xúc, tâm tư mà người nghệ sĩ gửi vào tác phẩm sẽ lan truyền đến người đọc tạo nên sự đồng cảm, đồng điệu.

- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim, khối óc chúng ta:" Nghệ thuật vào đốt lửa...con đường ấy".

=> sức mạnh cảm hóa to lớn.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 và mất năn 2003. Ông là nhà văn đồng thời cũng là một nhạc sĩ thời hiện đại. Do trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp nên các tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời cuộc.

Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” trong khi Nguyễn Đình Thi đang tham gia chiến khu Việt Bắc năm 194 nói lên sức mạnh của văn nghệ trong việc định hướng, cổ vũ tinh thần con người trong chiến tranh

Trong bài viết của mình ông đã làm rõ ba vấn đề của văn nghệ.

Văn nghệ cũng chính là phản ánh hiện thực cuộc sống. Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, và tìm mọi cách để độc giả cảm nhận được cái đẹp mà tác giả muốn người đọc cảm nhận được.

Văn nghệ không thể xa lìa cuộc sống

Tác giả nói rất rõ “mỗi tác phẩm văn nghệ soi rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng”. Nó mang tới cho độc giả những giá trị nhân văn cao đẹp khác nhau. Trong đó tác giả cũng chỉ rõ vai trò của người nghệ sĩ là đem tới cho độc giả một cách nhìn mới mẻ, cuộc sống tâm hồn hướng tới chân -thiện -mỹ. Việc sáng tạo ra cái hay, cái đẹp là thiên chức, nhiệm vụ của văn nghệ- nghệ sĩ.

Chức năng của văn nghệ là vô cùng thiêng liêng, kỳ diệu? Những tác phẩm văn nghệ chính là tiếng nói tâm hồn, những tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ. Đồng thời nó thể hiện được sự khát khao tự do, khát khao hướng tới cái đẹp của con người. Những người nông dân chân lấm tay bùn suốt đời lam lũ, vất vả nhưng họ vẫn ru con ngủ bằng những câu hát xoan, hát ghẹo, vẫn ru con bằng những câu dân ca, vọng cổ…Chính văn nghệ đã lay động tâm hồn họ, thổi vào cuộc đời họ những làn gió mát tự màu thu, làm cho họ cảm thấy yêu đời hơn.

Tác giả đã nhấn mạnh rằng “Văn nghệ không thể xa lìa cuộc sống” văn nghệ muốn tồn tại, muốn có sức ảnh hưởng to lớn tới con người thì văn nghệ và tâm hồn con người trong cuộc sống phải hòa hợp. Văn nghệ phải phản ánh được đời sống tâm hồn của con người trong cuộc sống. Đúng như câu nói của nhà văn Nga Tôn-xtôi, đã nói “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”.

Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng lý do? Làm nghệ thuật luôn luôn phải gắn liền với tư tưởng. Bởi tư tưởng của nghệ thuật là nảy sinh, lấy ý tưởng từ cuộc sống mà ra. Tư tưởng trong nghệ thuật nó được thể hiện một cách âm thầm, không ồn ào, náo nhiệt. Đọc một câu thơ hay, rung động lòng người ta cảm thấy trí óc mình mở mang được vấn đề.

Văn nghệ là một cũng là một mặt trận và người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ. Văn nghệ là một mặt trận vô cùng đặc biệt nó có khả năng làm lay động vô cùng mạnh mẽ. Nó có thể làm con người ta vui vẻ yêu đời, trang đầy sinh lực sống. Nhưng cũng có thể làm cho chúng ta buồn chán, ủ rũ, và muốn tìm tới cái chết.

Nghệ thuật, văn nghệ giúp giải phóng con người khỏi những đường lối tăm tối, hướng tâm hồn con người tới những điều cao đẹp, lương thiện, giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, Văn nghệ là thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, những hình ảnh, cảm xúc, là những rung động từ tâm hồn. Văn nghệ mang tới cho con người những nguồn sống mới mẻ, định hướng cho con người những đường đi đúng đắn, vui vẻ.

Bằng cách viết sâu sắc, lý lẽ chặt chẽ, lời văn sáng tỏ mang nhiều tâm huyết của tác giả. Bài viết “Tiếng nói văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi dù đã sau gần 70 năm thì những ý kiến của tác giả vẫn còn giống như một chân lý. Nó thể hiện quan điểm rõ ràng của tác giả trong việc phát triển con đường nghệ thuật của mình như thế nào, thể hiện thế giới quan của tác giả với cuộc đời.

Leave a Reply