Khái niệm của Tính cộng đồng (là gì)? và cho biết biểu hiện, vai trò...

GỢI Ý 1

Tính cộng đồng của người Việt nhấn mạnh vào “sự đồng nhất”. Do đồng nhất (cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ) cho nên người Việt luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: “Tay đứt ruột xót”; “Chị ngã em nâng”; “Lá lành đùm lá rách”…

  • Cơ sở hình thành tính cộng đồng: Tính cộng đồng của văn hóa làng Việt được hình thành trên nền tảng của hai mối quan hệ: láng giềng và huyết thống.
  • Biểu hiện của tính cộng đồng:
    • Về kinh tế: gắn kết với nhau về kinh tế giữa các thành viên trong làng xã, luôn tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt, khi đói rét, mất mùa…

"Một miếng khi đói bằng một gói khi mua.

Lá lành đùm lá rách"

Lá lành đùm lá rách

    • Về tình cảm: luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn, hoạn nạn, khi vui, khi buồn.

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng.

    • Về phong tục, tín ngưỡng: có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng thờ chung một vị thần của làng (thành hoàng), cùng tham gia các hội hè, đình đám… đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích ca nhân.
    • Về pháp luật: có qui ước. luât tục riêng của làng, mỗi thành viên trong cộng đồng không được pháp luật công nhận với tư cách cá nhân, mà bị hòa tan trong cái chung của cộng đồng, làng xã.

"Một người làm quan cả họ được nhờ.

Phúc cùng hưởng, họa cùng chia."

Ý thức cộng đồng đã tạo nên một chất keo gắn bó các thành viên trong làng, khiến cho làng trở thành một đơn vị cố kết chặt chẽ. Tính cộng đồng được hình thành trên nền tảng của văn hóa làng cũng chính là cơ sở để hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc như một giá trị tinh thần truyền thống quí báu của dân tộc ta.

GỢI Ý 2

Khái niệm tính cộng đồng (theo góc nhìn về văn hóa) là sự liên kết của các thành viên trong làng xã, nông thôn, thành thị,.. lại với nhau, hoặc là khối người cùng gắn bó với nhau trong tổ chức xã hội, mỗi người đều hướng tới những người khác. Đây là đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam ta. 

Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là:

+ Sân đình - Bến nước - Cây đa. ĐÌNH là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện, nơi diễn ra công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử tội phạm nhân. Đây là một trung tâm văn hóa nơi tổ chức các hội hè đình đám. Đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng - người bảo trợ cho dân làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm, ta thường hay nghĩ về đình làng khi đi xa.. Qua đình ngả nón trồn đình, đình bao nhiêu nón thương mình bấy nhiêu. Do ảnh hưởng từ Trung Hóa, đình là nơi tụ tập cho tất cả mọi người nhưng dần dần chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ lại nơi BẾN NƯỚC, là chỗ hằng ngày mà chị em cùng nhau rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò. CÂY ĐA mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây lúc nào cũng có khói hương nghi ngút, đó là nơi hội tụ của thánh thần: Thần cây đa, ma cây gạo cú cáo cây đề. Gốc cây đa thường có quán nước để là nơi ta nghỉ chân, gặp gỡ những người đi làm đồng, những khách qua đường, gốc cây đa trở thành cửa sổ liên lạc của làng với thế giới bên ngoài.

Tính cộng đồng

+ Tính hòa đồng, tập thể. Người Việt Nam luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau , coi nhau như anh chị em trong nhà: lá lành đùm lá rách, chị ngã em nâng, bầu ơi thương lấy bí cùng,.. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Đó chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ- bình đẳng.

+ Đặc tính "ưa tìm hiểu", "hay tò mò" của người Việt về tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, có con chưa, mấy trai mấy gái... Vì do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy mình có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết đến hoàn cảnh. Biết hoàn cảnh để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp: Chọn mặt gửi vàng, Tùy người gửi của,.. Khi không được lựa chọn thì người Việt thích ứng linh hoạt: Đi bới Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy

+ Làm cho người Việt xem coi trọng danh dự: Đói cho sạch, rách cho thơm, Tốt danh hơn lành áo.

+ Làm cho người Việt coi trọng tế nhị, tính hòa thuận, nên người Việt giao tiếp với nhau có thể vòng vo tam quốc, ít khi mở đầu trực tiếp hay đi thẳng vào đề như người phương Tây. Miếng trầu là đầu câu chuyện, Vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn.

Vai trò: 

+ Tính cộng đồng là nguyên nhân khiến con người Việt đặc biệt coi trọng giao tiếp.

+ Chức năng liên kết các thành viên

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ 

+ Tinh thần tập thể sống hòa đồng

+ Nếp sống dân chủ bình đẳng

+ Hình thành đặc trưng tiêu biểu của mỗi nơi, mỗi địa phương, vùng miền. Ví dụ :....

+ Sinh ra hàng loạt những ưu nhược điểm về tính cách con người Việt. Vd: nếp sống dân chủ, tính tập thể quá cao nên ý thức về cá nhân con người bị thủ tiêu; tất cả mọi người đều phải đồng nhất nhưng nếu ai mà vượt trội thì đố kị; quá coi trọng danh dự thì đâm ra bệnh sĩ diện: đem chuông đi bấm của người, không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh, một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.

Mở rộng: tính cộng đồng là đặc trưng quan trọng thể hiện ở tổ chức nông thôn. Nhưng đôi khi tính chất này cũng nảy sinh những hệ quả xấu như thói dựa dẫm ỷ lại, thói cào bằng đố kỵ, sự thủ tiêu vai trò cá nhân trong tập thể. Cái tốt, nhưng cái tốt riêng lẻ trở thành cái xấu, còn ngược lại, cái xấu nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường: Toét mắt là tại hướng đình, cả làng cùng toét riêng mình em đâu!

Leave a Reply