Nêu cảm nhận của em về khổ cuối bài thơ Đồng chí và khổ đầu bài thơ Ánh trăng

DÀN Ý

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Chính Hữu và thi phẩm Đồng chí

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và thi phẩm Ánh trăng

- Dẫn dắt về vẻ đẹp của ánh trăng qua tâm hồn thi vị của hai tác giả

II. Thân bài:

1. Phân tích khổ cuối bài Đồng chí:

- Giữa rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, đầy bất trắc rình rập, họ vững tin đứng cạnh nhau, khoát súng trên vai, đầu súng hướng lên trời, tư thế hiên ngang "chờ giặc tới”.

Trăng từ muôn đời nay tượng trưng cho cái yên tĩnh, tĩnh lặng

- Trăng từ muôn đời nay tượng trưng cho cái yên tĩnh, tĩnh lặng, cái thi vị, lãng mạn, còn súng là thứ vũ khí lạnh lùng, nguy hiểm, biểu tượng của chiến tranh, sự tàn phá dữ dội. 

+ Súng trong tay kẻ thù mới là vũ khí nguy hiểm, còn súng trong tay hai người đồng đội, người chiến sĩ kia, thì súng là vũ khí để họ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình

+ Trăng trên trời cao soi sáng đôi bạn, như muốm làm bạn với hai người chiến sĩ, muốn ngợi ca, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp của hai người. 

- Hình ảnh mặt trăng treo trên đầu mũi súng còn cho ta thấy được đời người lính chiến không phải lúc nào cũng chỉ là nguy hiểm, là đối mặt với đạn bom, là sự hy sinh, mà cuộc đời của họ còn bắt gặp được những hình ảnh vô cùng lãng mạn, đẹp đẽ, thi vị, ngay trong không gian và thời gian của chiến tranh. 

=> Vẻ đẹp thơ mộng của trăng như xoa dịu đi những khó khăn vất vả của người lính chiến, xoá bớt những gian khó hi sinh của họ và để làm sáng lên tình đồng chí cao đẹp của hai người chiến sĩ giữa rừng khuya

2. Phân tích khổ đầu bài Ánh trăng:

- Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Tất cả quyện lại và tạo nên tuổi thơ êm đềm, hiền lành và bình dị đã nuôi dưỡng tâm hồn của người chiến sĩ. 

Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả

- Dù đi bất cứ nơi đâu, dù là đêm tối nào, trăng cũng ở bên cạnh soi sáng đường đi cho người chiến sĩ trẻ tuổi

- Trăng theo nhịp bước người chiến sĩ lớn dần theo năm tháng, đến cả những nơi gian khổ, hiểm nguy nhất trong thời kì chiến tranh nghiệt ngã

=> Trăng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bầu bạn và tiếp thêm động lực cho người chiến sĩ bước tiếp sau những trận chiến ác liệt 

3. So sánh:

- Giống: 

+ Vầng trăng là điểm tựa tinh thần cho người chiến sĩ trong những nhiệm vụ khó khăn, trận chiến ác liệt

+ Vầng trăng là cầu nối của tâm hồn với tâm hồn, mang vẻ đẹp thơ mộng huyền ảo tiếp thêm sức mạnh để các anh chiến sĩ sống và chiến đấu

- Khác:

+ "Vầng trăng" của Nguyễn Duy là cộng sự là người bạn, người đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn, là người đã cùng ông đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi trong tháng năm gian khổ ấy

+ "Vầng trăng" của Chính Hữu chính là ánh trăng hòa bình, là ánh trăng của hy vọng sẽ làm dịu bớt nòng súng, sẽ làm cho chiến tranh gác lại và là mong ước cho một cuộc sống thanh bình, yên ả.

III. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của ánh trăng trong 2 bài thơ.

Leave a Reply