Nghị luận văn học: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)

_Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở Thế kỉ XVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền huy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"

_Thân bài:

(Triển khai vấn đề: Bức tranh chân thực về cuộc sông xa hoa, giàu sang, quyền huy tột bậc của nhà chúa)

+ Cảnh vật nơi phủ chúa mới lộng lẫy xinh xắn làm sao: Đâu đâu cũng là cây cố um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Tất cả điều là kì hoa dị thảo, toàn là những thú quý hiếm mà chỉ có ở nơi đây. Chưa hết thành quách nơi đây mới thực sự là lấu son gác tía. Cung cách xây dựng thật công phu với những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau. Nó tạo cho phủ chúa sự lộng lẫy, nguy nga tráng lệ thật giàu sang mà cũng thật trang nghiêm.

Vào phủ chúa Trịnh

Bên trong nội cung toàn là những thứ quý hiếm như: mâm vàng, chén bạc, ghế rồng, sập vàng, màn là, trướng gấm toàn những thứ "nhân gian chưa từng thấy". Cảnh nơi phủ chúa đẹp và giàu sang đến mức tác gải phải thốt lên: "Cả trời Nam sang nhất là đây". Trong lúc đời sống của muôn dân lầm than cơ cực thì cảnh sống nơi phủ chúa mới thật xa xỉ làm sao. Điều này chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Tác giả đã tỏ ra khen ngợi nhưng vẫn dửng dưng không hề bị quyến rủ bởi sự giàu sang nơi phủ chúa.

+ Cung cách sinh hoạt: Để vào hậu cung, tác giả phải đi qua nhièu lần cửa với những thủ tục rườm rà, nhiêu khê.Những tưởng cứu bệnh như cứu hỏa vậy mà tác giả lại phải lui ra chờ vì "thánh thượng đang ngự ở đó". Ông ta còn đang say sưa hưởng lạc với các cung tần mĩ nữ. Xung quanh chúa cha và chúa con có biết bao kẻ hầu người hạ, mặt hoa da phấn, đi lại lặng lẽ như những cái bóng.

Nơi ở của thế tử cũng thật khác thường: phải qua 5 - 6 lần trướng gấm, nơi ở tối om, ngột ngạc và thiếu sinh khí. Người ta vì đói ăn thiếu mặc mà bệnh hoạn, ốm yếu đã đành, đây lại vì "ăn quá no, mặc quá ấm" dư thừ về vật chất mà ốm yếu mới thật đau xót làm sao. Chính tác giả cũng cho ngừoi đọc hiểu rõ căn nguyên cơ thể ốm yếu, héo hon, gầy mòn của chúa nhỏ chính là kết quả của lối sống xa hoa giàu sang mà thiếu khs trời và không khí tự do. Cách sống nơi và sinh hoạt nơi phủ chúa càng làm nổi bậc giá trị hiện thực của tác phẩm và đoạn trích.

_Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân 

Leave a Reply