Nghị luận về tinh thần tự học

DÀN Ý

Mở bài:

Người xưa từng nói: “Dựa vào người khác chi bằng dựa vào chính mình”. Tất cả những người thành công đều có phần tự lập trong học vấn của mình. Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người.

Thân bài:

*Giải thích:

Tự học là tự mình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Khả năng tự học hỏi là sở hữu của loài người và một số động vật. Tiến bộ theo thời gian có xu hướng tiệm cận theo đường cong học tập.

Nghị luận về tinh thần tự học

*Biểu hiện:

– Trước khi biết tổ chức học tập con người đã biết tự học. Năng lực ấy còn mãi duy trì cho đến ngày nay.

– Người có tinh thần tự học là người biết tự giác hoạch định một kế hoạch học tập cho chính mình; biết xác định mục tiêu và tạo động lực học tập cho bản thân. Ngoài việc tiếp nhận tri thức trong trường học, họ còn biết học hỏi từ nhiều nguồn khác, biết đánh giá và chọn lọc tiếp nhận tri thức hữu ích, trau dồi năng lực.

– Những người thành công trong cuộc sống là những tấm gương tiêu biểu của tinh thần tự học. Bởi tri thức trong trường học chỉ là tri thức căn bản làm nền tảng. muốn vượt lên để sáng tạo và thành công họ phải biết tự học. Có biết bao thiên tài không bằng cấp đáng để chúng ta học tập và tự hào.

Michael Faraday từ người phụ tá phòng thí nghiệm trở thành nhà khoa học vĩ đại; Steven Paul Jobs-tỉ phú, nhà sáng chế vĩ đại người Mỹ, đã từng đi học ké ở các lớp học lập trình; Soichiro Honda từ một thợ sửa xe trở thành nhà chế tạo nổi tiếng;

Bill Gates-một huyền thoại của thời đại từng bỏ học để tự mở công ty riêng mình… Và còn biết bao tấm gương sáng ngời khác nữa về ý chí tự học vươn lên đủ sức khơi bừng cảm hứng cho muôn thế hệ. Trước khi trở thành người nổi tiếng, họ đã đã vượt qua biết bao khó khăn, thất bại để vươn đến sáng tạo và thành công trong cuộc sống.

– Ở nước ta cũng có nhiều tấm gương tự học sáng ngời: Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên; Hồ Chí Minh tự học và biết nhiều thứ tiếng; thầyNguyễn Ngọc Kí đã tự học viết chữ bằng chân và trở thành người thầy mẫu mực…

*Nhận thức: (Tại sao cần phải biết tự học?)

Tự học khẳng định năng lực tự lập

– Học tập là một quá trình diễn ra liên tục và dài lâu. Tự mình kiện toàn tri thức và năng lực của bản thân là trách nhiệm của mỗi con người.

– Tự học khẳng định năng lực tự lập. Người sớm biết tự lập thường thành công hơn người khác.

– Tự học thể hiện niềm say mê trân trọng đối với tri thức nhân loại và năng lực tự khẳng định mình.

*Hành động:

– Biết khát vọng học tập, chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo và thành công.

– Biết định hướng mục tiêu học tập theo những mảng tri thức nhất định.

– Phải xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn và hiệu quả

– Biết kỉ luật để thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc, biết vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.

– Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học từ đó rút kinh nghiệm, tự đánh giá hiệu quả tự học.

– Đối với học sinh: cần phải biết tự học. Tự chuẩn bị bài trước ở nhà, tự giác làm bài tập, tự trau dồi tri thức và hoàn thiện các năng lực của bản thân. Tự học chính là động lực của sự tiến bộ.

*Phê phán:

– Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học, lười hoc.

– Nhiều học sinh tự hài lòng với bản thân, thiếu nghị lực phấn đấu; nhiều học sinh chỉ lo học tủ, học vẹt, học đối phó, xem thường sức mạnh tri thức, học tập qua loa, sơ xài…

– Những người như thế thật đáng chê trách và thường thất bại trong cuộc sống.

*Bài học:

– Muốn tiến bộ và thành công phải biết tự học.

– Là học sinh phải biết tự học, tự hoàn thiện bản thân trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Kết bài: Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người. Từ xưa đến nay, tự học chính là động lực phát triển xã hội loài người.

Leave a Reply