Phân tích bức chân dung tự họa của những nhân vật trong gia đình có tang trong truyện Hạnh phúc của một tang gia, tác giả Vũ Trọng Phụng

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả và giá trị của tác phẩm

- Dẫn dắt nội dung sơ lược và đề cập đến sự đả kích, châm biếm ẩn hiện sau bức chân dung tự họa của những nhân vật trong gia đình có tang của "Hạnh phúc của một tang gia" thông qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc

Bức chân dung tự họa của một xã hội thượng lưu tư sản hiện lên sắc nét thông qua màn bi hài kịch trước cái chết của cụ cố tổ

2. Thân bài

*Khái quát chung: Bức chân dung tự họa của một xã hội thượng lưu tư sản hiện lên sắc nét thông qua màn bi hài kịch trước cái chết của cụ cố tổ. Một đại gia đình bất hiếu vì thế mà mang niềm vui chung " Cụ cố tổ chết cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viển vông nữa". Trong tiếng cười châm biếm qua nghệ thuật trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã mở màn bằng niềm vui của các thành viên trong gia đình có người thân mất

* Cụ cố Hồng:

- Bề ngoài: Bối rối (1872 lần "biết rồi, khổ lắm, nói mãi")

- Bên trong: Vui sướng vì thể hiện sự già cả trước mặt mọi người " mặc đồ xô gai, ho khạc, mếu máo..."

~> Ngu dốt, hám danh 

~> Kiểu báo hiếu của một tên tư sản trọc phú đồi bại

* Cụ bà (vợ cụ cố Hồng) : lo lắng không biết cô Tuyết hư hỏng chưa

~> Chỉ biết bảo vệ địa vị danh vọng của gia đình

* Văn Minh:

- Bề ngoài: băn khoăn vò đầu, bứt tóc 

~> Hợp mốt của một gia đình có tang

- Bên trong:

+ Không biết xử trí Xuân tóc đỏ như thế nào ( 2 tội nhỏ và 1 ơn to) ~> Xuống cấp về mặt đạo đức

+ Tìm cách gả Tuyết cho Xuân ~> Vì danh dự của chính mình

+ Băn khoăn cái chúc thư từ giai đoạn lí thuyết sang thực hành ~> Đứa cháu hám lợi

~> Con người bất nhân, giả dối, đầy dã tâm, tham lam, ích kỉ

- Vợ chồng Văn Minh tung ra mốt trang phục thời thượng ngay tại cái chết của cụ cố tổ ~> Kinh doanh cái chết của người thân

Hạnh phúc của một tang gia

* Vợ Văn Minh: Sốt ruột vì chưa được mặc đồ tang tân thời ~> Dửng dưng thực dụng, vô đạo đức, chỉ nghĩ đến lợi nhuận cho mình

* Cậu Tú Tân ( cháu nội): Cứ điên người lên cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà cậu không được dùng đến, lúc hạ huyệt bắt mọi người diễn cảnh đau buồn~> Tán tận lương tâm, chỉ lo tới thú vui cá nhân cho thấy sự tha hóa về mặt nhân cách

* Cô Tuyết:

- Bề ngoài: 

+ Mặc bộ trang phục "Ngây thơ" để chứng tỏ với thiên hạ ~> Hư hỏng

+ Khuôn mặt " buồn lãng mạn"

- Bên trong: Buồn vì nhớ đến Xuân, lo lắng sao Xuân chưa đến , đau khổ như kim châm vào lòng " không thấy bạn giai đâu cả"

* Ông Phán mọc sừng: Hả hê vì cái sừng có giá đến vài nghìn bạc bất kể danh dự ~> Chân tướng của một tên hám tiền hám lợi bất chấp danh dự, vô liêm sỉ, không có nhân cách

* Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ tổ chết, danh giá uy tín lại càng to lớn ~> Cơ hội phô trương thanh thế

* Đánh giá chung:

- Mỗi người trong gia đình đều có niềm vui, không ai thương xót khóc than thật lòng cho cụ cố Tổ

- Bức ảnh cho thấy 1 cái chết thật - chết về mặt đạo đức

~ Một bi hài kịch, nói lên sự lố lăng vô đạo đức của một "xã hội chó đểu, khốn nạn"

3. Kết bài

Chốt vấn đề, nêu cảm nhận chung, có thể khẳng định giá trị tác phẩm cũng như vị trí của Vũ Trọng Phụng đối với văn đàn Việt Nam

Leave a Reply