Phân tích bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong buổi chiều tối trong hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Gợi ý bài

1. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống nơi phố huyện lúc chiều tàn

a) Phố huyện lúc chiều tàn

* Thiên nhiên:

- Tác phẩm mở đầu bằng những âm thanh và hình ảnh báo hiệu 1 ngày tàn:

+ Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng

+ Hình ảnh: phương tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời.

- Câu văn êm dịu, nhịp điệu chậm rãi, vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu lại vừa uyển chuyển, tinh tế. Mỗi câu như 1 nét vẽ đơn sơ nhưng gợi được cái hồn của cảnh vật: tiếng trống thu không gọi buổi chiều, phương tây đỏ rực và những đám mây như hòn than sắp tàn khiến dãy tre làng đen lại.

hai đứa trẻ

=> Tất cả đã vẽ lên một bức họa đồng quê quen thuộc, thơ mộng, thấm đượm hồn dân tộc.

* Cuộc sống con người:

- Sau bức tranh thiên nhiên bình dị, thơ mộng là khung cảnh chợ tàn: Chợ họp đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất, trên đất chỉ còn rác rưởi.

- Trong bóng chiều nhập nhoạng đã xuất hiện những bóng người:

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh những thứ còn sót lại

+ Mẹ con chị Tí nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước nhỏ

+ Bà cụ Thi điên

+ Cuộc sống bấp bênh của chị em Liên bên gian hàng tạp hóa nhỏ

(Phân tích: Cụ Thi điên: Ám ảnh nhất trong bức tranh phố huyện lúc chiều tàn có lẽ là tiếng cười khanh khách và những bước chân đi lần trong bóng tối của cụ Thi điên. Những tiếng cười vô hồn cùng những bước chân lạc điệu giữa cái tĩnh lặng, u buồn của phố huyện nghe thật đáng sợ. Đó là những bước chân của 1 người đàn bà khốn khổ, của 1 cuộc đời mù mịt không lối thoát)

=> Cảnh chợ tàn cùng những kiếp người tàn lụi đã gợi ra sự nghèo đói, khó khăn đến thảm hại của phố huyện.

* Tâm trạng của chị em Liên

- Trước cảnh ngày tàn, Liên thấy “lòng buồn man mác”, chị “ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quên thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”. Đó là nỗi buồn lãng mạn trước thời khắc chuyển giao của thời khắc từ ngày sang đêm.

- Liên cảm nhận được “mùi riêng của đất, của quê hương” => một cô bé với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, gắn bó với phố huyện.

- Trước những kiếp người cơ cực, Liên thấy “động lòng thương” bọn trẻ con nhà nghèo, chị xót thương cho mẹ con chị Tí => Liên giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

Leave a Reply