Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối... - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ, Nhớ rừng)

Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

GỢI Ý

- Cảnh 1: Cảnh hiện lên trong hồi tưởng, trong hoài niệm mà lung linh, sống động như thực vì nó được hồi tưởng trong luyến tiếc, đắm say và khát khao.

Có biết bao nhiêu đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm vàng bên bờ suối vì đó là cảnh thơ mộng ,đắm say nhất. Hổ say mồi chỉ là bản năng của mãnh thú, tập tính của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn say đắm cả đêm trăng vàng, say vì uống ánh trăng tan trong nước suối đại ngàn.

=> Hổ như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên.

Cách gọi "đêm vàng" làm cho đêm trăng trở lên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm vì đó là đêm của tự do và ảo mộng.

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu

- Cảnh 2: Mưa ngàn thật là dữ dội, mưa mịt mù, dữ dội, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy chúa sơn lâm không mảy may sợ hãi trước uy lực của trời đất. Cái vẻ lặng ngắm chứa đựng cả một sức mạnh chế ngự, một bản lĩnh vững vàng không gì lay chuyển được.

=> Nhà hiền triết.

- Cảnh 3: Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng, tưng bừng của bình minh, hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên một cách sinh hoạt rất riêng: đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao, ngày mưa rung chuyển thì hổ lại lặng ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng "mặt trời cây xanh nắng gội "thì hổ vẫn gọi vẫn ngủ, hổ hoạt động theo cách riêng của mình, của chúa sơn lâm, muốn gì thì được nấy.

Ông chúa này có thể chỉ phối, chế ngự kẻ khác, chứ không để kẻ khác chi phối, chế ngự mình: âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ khiến giấc ngủ của hổ thêm say, thêm đẹp mà thôi.

- Cảnh 4: Cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội, hùng tráng.Bưc tranh sơn mài rực rỡ trong gầm màu đỏ:....Đó là cảnh sau rừng vắng vẻ, bí hiểm, rùng rợn. Cách nói "đợi chết mảnh ...gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh , vầng thái dương vĩ đại của vũ trụ chỉ là 1 mảnh bé nhỏ. Dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm, hổ đợi mặt trời lặn xuống núi để có thể hoàn toàn thống trị thiên nhiên.

=> Nghệ thuật...

Leave a Reply