Phân tích hình tượng ông Tú qua bài thơ Thương Vợ

I. Mở bài:

- Khái quát về tác giả: Tú Xương là nhà thơ độc đáo của nền văn học trung đại cuối thế kỉ XIX. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân nhưng ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca bất tử. Sáng tác của ông có hai mảng lớn song hành với nhau : trào phúng và trữ tình. Ở mảng thơ trữ tình, ông có hẳn một đề tài viết về người vợ của mình với tấm lòng yêu thương, trân trọng, biết ơn, trong đó có bài thơ “Thương vợ”. Đây là bài thơ hay và cảm động nhất viết về vợ của ông Tú.

- Khái quát về tác phẩm: Có thể xem “Thương vợ” là lời tri ân sâu sắc của ông Tú dành gửi tới vợ. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần : đề, thực, luận, kết. Bài thơ vẽ nên bức chân dung bà Tú chịu thương chịu khó, tần tảo, đảm đang, thương chồng thương con và giàu đức hi sinh; đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng vợ và nhân cách cao cả của ông Tú.

Phân tích hình tượng ông Tú qua qua bài thơ Thương Vợ

II. Thân bài:

Hai câu đề :

Nghệ thuật : ngôn ngữ đời thường giản dị; từ ngữ chọn lọc (quanh năm, mom sông, nuôi đủ), sử dụng số đếm (năm con, một chồng).

Nội dung : Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương thể hiện sự tri ân của ông Tú với vợ.

Hai câu thực:

Nghệ thuật : Phép đối, phép đảo, từ láy gợi hình gợi cảm, vận dụng sáng tạo thi liệu dân gian (“thân cò”).

Nội dung : Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú, cho thấy nỗi cảm thông sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.

Hai câu luận :

Nghệ thuật : phép đối, vận dụng thi liệu dân gian (thành ngữ); giọng thơ mang âm hưởng dằn vặt, vật vã.

Nội dung : Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà Tú phải gánh chịu, cho thấy ông Tú thấu hiểu tâm tư của vợ, thương vợ sâu sắc.

Hai câu kết :

Nghệ thuật : sử dụng khẩu ngữ; lời thơ giản dị, tự nhiên.

Nội dung : tiếng chửi – tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc; bộc lộ nhân cách đáng trọng của ông Tú.

Nghệ thuật cả bài thơ :

Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian.

Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.

III. Kết bài:

Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.

Leave a Reply