Phân tích khổ đầu bài thơ một Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

GỢI Ý

- Giới thiệu mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa của sức sống tràn trề, mùa của sự hy vọng, mùa của sự nhiệt huyết tuổi trẻ.

- Sử dụng biện pháp đảo ngữ làm cho câu thơ thêm độc đáo khiến người đọc người nghe càng cuốn hút vào bức tranh thiên nhiên mà tác giả phác họa lên: ''Mọc giữa dòng....tím biếc''

Phân tích khổ đầu bài thơ một Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

- Nếu trong bài Cảnh Ngày Xuân của Nguyễn Du, sắc trắng của lê tô điểm thêm cho gam màu ngày xuân rực rỡ, thì đến với Mùa Xuân Nho Nhỏ, sắc tím của hoa lục bình trên con sông Hương thơ mộng tô đậm thêm nét đặc trưng của xứ Huế.

- Không chỉ hình ảnh thiên nhiên đẹp mà còn những âm thanh líu lo của những chú chim chiền chiện khiến tác giả say xưa yêu đời 

- Từ âm thanh tiếng chim chiền chiện, tác giả như lạc vào sứ sở tươi đẹp của mùa xuân, với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, tác giả như đang hứng từng giọt thanh âm tiếng chim hay phải chăng là những giọt mưa xuân, sương sớm

 Hiện nên hình ảnh một tâm hồn rộng mở, niềm khát khao yêu đời, lạc quan chứ không phải tâm hồn bị thiêu tàn trong căn bệnh quái ác của Thanh Hải

BÀI LÀM THAM KHẢO

Đến với bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải, hẳn ai cũng nhớ tới những vần thơ tuyệt bút nói lên cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời trong khổ thơ đầu của bài thơ. 

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Trong hai câu thơ đầu tiên, động từ mọc được tác giả đảo lên đầu câu bằng phép đảo ngữ. Đảo như vậy nhằm nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Hai câu thơ làm hiện lên bức tranh xuân rực rỡ sắc màu với những gam màu rất đặc trưng của xứ Huế. Đó là sắc tím mộng mơ kết hợp với màu xanh khiến bức tranh xuân trở nên nhẹ nhàng, đằm thắm. Trung tâm của bức tranh ấy là bông hoa tím biếc hiện lên giữa không gian bao la của dòng sông xanh. Tuy vậy, bông hoa ấy không hề lẻ loi, đơn chiếc mà nó đang vươn lên với một sức sống mạnh mẽ. Bức tranh xuân lại càng trở nên rộn rã, tươi vui hẳn lên với sự xuất hiện của tiếng chim chiền chiện:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Bức tranh xuân lại càng trở nên rộn rã bởi tiếng chim chiền chiện

Những cách nói rất Huế "ơi", "chi" tạo nên âm điệu ngọt ngào, tha thiết thể hiện cái nhìn trìu mến của tác giả với cảnh vật thiên nhiên. Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, tác giả đã thể hiện niềm say sưa, ngây ngất của mình trong hai câu thơ cuối đoạn:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

"Giọt long lanh" ở đây mang nhiều cách hiểu cho người đọc. Có thể đó là những giọt mưa xuân, giọt sương sớm mai trong sáng rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc hay là giọt nắng ấm áp của mùa xuân đất trời. Từ này cũng có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện, hiểu theo cách này, người đọc không chỉ nghe mà còn nhìn thấy những giọt âm thanh trong vắt đang buông trong không gian. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ cũng thể hiện niềm say sưa ngây ngất trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân của tác giả. Đó không chỉ là cảm xúc say sưa, ngây ngất mà còn là thái độ nâng niu, trân trọng đối với mùa xuân của tác giả. Điều này được thể hiện qua động tác trữ tình "hứng" của tác giả. Tóm lại, bằng hệ thống hình ảnh bình dị, chọn lọc và gợi cảm cùng những màu sắc âm thanh tươi sáng và biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhà thơ đã cho ta thấy bức tranh xuân đẹp đẽ với niềm say sưa ngây ngất và thái độ trân trọng đối với mùa xuân.

Leave a Reply