Phân tích khổ thơ thứ nhất bài Nói Với Con của Y Phương

DÀN Ý

Mở bài: Tình yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau nối tiếp và phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao quý của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay. Bài thơ Nói với con của Y Phương- nhà thơ dân tộc Tày, là 1 trong những bài thơ viết về đề tài này. Với cách nói riêng xúc động, chân tình với hình thức người cha nói với con tâm tình và dặn dò trìu mến bài thơ đã để lại cho người đọc những rung động trước trái tim yêu thương, lòng kì vọng tin tưởng và niềm tự hào của người cha về con, về gia đình quê hương đất nước. Trong đó khổ thơ thứ nhất đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sa nhất.

Phân tích khổ thơ thứ nhất bài Nói Với Con của Y Phương

Thân bài: Bài thơ gồm 28 câu thơ tự do, chia làm 2 khổ thơ dài, câu ngắn nhất có 2 chữ, dài nhất là 10 chữ, phần nhiều sử dụng câu 4 đến 5 chữ. Có câu thơ cất lên như một khẩu ngữ nhưng lại rrất gợi, rất đậm và thấm đẫm tình cha. Với cách biểu cảm mộc mạc, tâm tình và giản dị nhan đề bài thơ đã gợi ra tứ thơ xuyên suốt chiều dài thi phẩm.

Mở đầu bài thơ là những dòng cảm xúc đang dâng trào từ đáy long của người cha về ngày con sinh ra tập đi, tập nói. Sự sống của con gắn liền với quê hương từ đó:

"Chân phải...

Chân trái...

Một bước...

Hai bước..."

Bốn câu thơ ngắn với những hình ảnh cụ thể, ta cảm thấy nhiều khi vô lí một cách ngây ngô, nhưng đó lại chính là đặc điểm trong sự tư duy, và diễn đạt của người miền núi. Ý thơ của Y phương cho ta cảm nhận được về 1 gia đình tràn ngập không khí hạnh phúc. Nơi đó có cha, có mẹ, có đứa con thơ đầu lòng. Bước đi đầu tiên của con là bước đi hướng về phía cha, phía mẹ. Con lẫm chẫm tập đi, con bi bô tập nói trong vòng tay yêu hương của cha mẹ. Cha dạy con chân đứng vững, mẹ dạy con tiếng nói nụ cười. Nói với con điều ấy phải chăng cha muốn con chiêm nghiệm ra rằng: gia đình chính là cái nôi êm, là tổ ấm để con sống bình yên, khôn lớn và trưởng thành trong vòng tay lớn của cha mẹ, gia đình. Đọc những câu thơ ta như được ngắm bức tranh tứ bình với 4 hình ảnh thơ đặc săc "chân phải, chân trái, tiếng nói, nụ cười" của đứa con đang lẫm chẫm, bi bo tập đi, nói, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì nắm lấy tay cha. Điệp ngữ "bước tới" và động từ "chạm" được sử dụng rất khéo léo đã nhấn mạnh được cái hồn của bức tranh hạnh phúc của cặp vợ chồng trẻ và đứa con đầu lòng.

Cha dạy con chân đứng vững, mẹ dạy con tiếng nói nụ cười

Những dòng thơ tiếp theo Y phương muốn con biết đón nhận yêu thương và biết yêu thương lại người đồng mình:

"Người đồng...

..............

...tấm lòng"

Vẫn cách nói mộc mạc, giản dị, mang tính địa phương của người dân tộc Tày, nhưng có những hình ảnh thơ rất đẹp và phong phú. Các từ "hoa, câu hát, tấm lòng" trong thơ của Y phương thật ý vị. "Đan lờ đánh cá", dưới bàn tay khéo léo và uyển chuyển của người dân tộc Tày những nan tre, nan trúc, nan nứa cũng trở thành những "nan Hoa". Vách nhà đâu chỉ được làm bằng gỗ mà vách nhà còn được làm từ những "câu hát". Chỉ với 2 hình ảnh thơ rất nhỏ, nhưng Y phương đã gởi được sự tài hoa trong lao động và vẻ đẹp tâm hồn đầy phong phú của ngườimiền núi. Đọc những câu thơ, ta như nghe văng vẳng đâu đây có những tiếng hát đang bay lượn trong lễ hội dân tộc. Hình như cuộc sống giản đơn, yên bình của họ không chỉ tràn ngập không khí hạnh phúc, tiếng nói nụ cười mà còn có cả 1 lễ hội truyền thống tốt đẹp. Con người đã vậy, thiên nhiên quê hương cũng đẹp không kém. Rừng đâu chỉ cho lâm thổ sản, những cây gỗ quý hay sản vật để nuôi con khôn lớn thành người mà rừng còn cho "hoa", cho ta cuộc sống tươi đẹp và mơ mộng. Con đường đâu chỉ đi ngược về xuôi, lên thác xuống ghềnh mà đường con cho" những tấm lòng" nhận hậu và bao dung, đó chình là con đường tình nghĩa. Với Y Phương con đường tình nghĩa ấy chính là hình bóng thân thược của quê hương. Con đường gần là đường lên rùng, ra sông ra suối, con đường đi học, con đường làm ăn. Con đường xa chính là con dường chân trời góc bể. Nói với con điều ấy phải chăng cha muốn con nhận ra rằng: quê hương chính là nơi con sinh ra và khôn lớn. Là nơi để lại cho con những kỉ niểm cao quý, và tươi đẹp, ở đó không nuối lớn con về thể chất mà con nuôi con khôn lớn về lối sống và tâm hồn. Vì vậy con phải biết chân trọng và mãi nhớ đến quê hương. đọc những câu thơ ta như tưởng tưởng được người cha đang sung sướng ôm con vào lòng, nhìn con khôn lớn mà cha nghĩ về tình nghĩa bản làng

Nhìn con khôn lớn cha nghĩ về cội nguồn của hạnh phúc:

"Cha mẹ mãi....

Ngày đầu...."

ngày cưới của cha mẹ_ ngày cha mẹ được tác hợp bởi duyên trời, cũng là ngày con bắt đầu phôi thai. Cha mẹ luôn muốn con biết về ý nghĩa lớn lao của ngày ấy. Kỉ niệm đó sẽ không bao giờ phai mờ trong lòng cha mẹ. Giờ đây, cha hi vọng nó sẽ mãi được in sâu trong lòng và con sẽ mãi mãi nhớ về nó.

Kết bài: ....

Leave a Reply