Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà

DÀN Ý 1

a, Mở bài

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ngợi ca tình cha con, tình đồng chí trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt,nhân vật ông Sáu trong truyện đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.

b, Thân bài

* Phân tích tâm trạng của ông Sáu

- Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con bé đã tám tuổi. Khao khát được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con.

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà

- Về đến nhà, Thu không nhận ra cha của mình vì vết thẹo không giống người trong hình. Em chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, phản ứng quyết liệt thậm chí còn hỗn, nói trống rỗng khi mời ông Sáu ăn cơm, hất văng ra khỏi chén miếng trứng cá ông Sáu gắp cho.

- Trong lúc nóng vội ông Sáu đã lỡ tay đánh con mặc dù thâm tâm ông không cho phép làm điều đó với con, ông rất hối hận nhưng cũng chỉ vì thương Thu quá mà thôi.

- Ông chỉ mong có một điểu là được gọi mình một tiếng “Ba”. Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó.

- Lúc chia tay để lên đường, bất ngờ bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng: “ Ba...a...a…Ba” và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa.

- Lúc ở chiến trường ông mong mỏi được gặp con, ôm con, ông dồn hết tình cảm của mình làm cây lược ngà tặng con.

- Qua hình ảnh “chiếc lược ngà” cho thấy ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.

* Đánh giá,cảm nhận về nhân vật ông Sáu

- Hình ảnh ông Sáu thật khiến người đọc cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn của độc giả.

- Hình ảnh ông Sáu – người chiến sĩ Cách mạng, người cha trong truyện “Chiếc lược ngà” đã để lại bao thổn thức trong lòng người đọc về tình phụ tử sâu sắc.

- Trong tâm trí ông Sáu luôn giành tình yêu thương cho gia đình, con cái song ông không quên nhiệm vụ vì Tổ Quốc.

* Nghệ thuật

- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ để bộc lộ nội tâm nhân vật,những tình huống đã làm cho nhân vật tự bộc lộ mình.

- Nghệ thuật xây xựng nhân vật tài tình của tác giả, miêu tả tâm lý sâu sắc, chân thực.

c, Kết bài

- Có lẽ nhân vật để lại được những ấn tợng sâu sắc trong lòng người đọc.

- Nhân vật ông Sáu người cha giàu tình yêu thương con, ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ khắc họa được sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại, cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình.

DÀN Ý 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm.

- Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu: một người chiến sĩ, một người cha nhất mực thương yêu con.

2. Thân bài;

a. Lúc còn ở rừng.

- Ông nhớ thương con vô cùng.

- Khao khát được gặp con, được sống trong tình yêu của con

b. Khi gặp con (ở bến xuồng):

- Ông đã không thể chờ xuồng cập lại bến “nhón chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc xuồng tạt ra”. Rồi “bước vội vàng với những bước dài”, “kêu to tên con, vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con”

Ông Sáu là một người chiến sĩ, một người cha nhất mực thương yêu con

- Vết thẹo dài trên má phải anh lại đỏ ửng lên, giần giật. Giọng nói lập bập, run run: “ba đây con, ba đây con”

-> Tâm trạng xúc động mạnh mẽ, sau 7 năm xa nhà, tình cảm cha con bị nén trong lòng. Nên ông Sáu không ghìm nổi.

- Ngược lại, bé Thu giật mình, ngơ ngác, hốt hoảng và vụt bỏ chạy ->điều đó hoàn toàn bất ngờ với ông Sáu, khiến “mặt ông sầm lại” và “hai tay buông xuống như bị gẫy”.

-> thể hiện tâm trạng đau khổ tột cùng, ông sung sướng, náo nức, nôn nóng muốn được ôm con vào lòng, nhưng đứa con lại xa lánh, hoảng sợ khiến ông bị hụt hẫng, đau đớn, không hiểu nguyên nhân vì sao, ông vừa thất vọng, vừa bất lực.

c. Trong 3 ngày nghỉ phép:

- Ông chẳng đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi để nghe một tiếng gọi “ba” của con bé.

- Mọi cố gắng của ông từ viêc “giả vờ không nghe”, đến việc dồn nó vào thế bí (chắt nước cơm) nhưng không có kết quả.

- Trong bữa ăn, do nôn nóng, bực tức, không kịp suy nghĩ, ông đã đánh con bé -> con bé bỏ sang nhà ngoại.

- Tình yêu thương con của ông Sáu đã không đuợc bé Thu đón nhận, đáp lại, nó kiên quyết không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong mỏi – điều đó làm ông Sáu thực sự đau lòng, ông chỉ biết lắc đầu cam chịu, bởi tình cảm không dễ gì gượng ép.

d. Lại những ngày ông Sáu xa con:

- Ông thương con, ân hận vì mình đã đánh con

- Ông dồn tình yêu thương ấy vào việc làm cho con một chiếc lược ngà – lời hứa với con trước lúc chia tay

+ Tự động đi tìm ngà voi rồi tự tay ông cưa từng chiếc răng lược thận trọng, khổ cùng như là một người thợ bạc.

+ Ông còn gò lưng tỉ mẩn khắc lên đó dòng chữ “yêu nhớ - tặng Thu con của ba”

Chiếc lược ngà gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha, chiếc lược ấy là tình cảm, tấm lòng, là yêu thương mà ông gửi gắm – thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho bóng, thêm mượt.

- Trước khi hi sinh, ông Sáu móc cây lược ra trao vào tay người bạn chiến đấu. Chỉ khi nhận được lời hứa “mang về trao tận tay cho cháu”, người cha đó mới nhắm mắt được -> Cử chỉ ấy cho ta hiểu tình cha con mãnh liệt và tha thiết của ông.

* Về nghệ thuật: 

- Cốt truyện chặt chẽ, cách lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí.

- Lựa chọn ngôi kể, cảnh kể và ngôn ngữ lời thoại cho nhân vật…: 

3. Kết bài:

Leave a Reply