Suy nghĩ của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

GỢI Ý

1. Vầng trăng cùng cảm xúc của nhà thơ

Theo dòng diễn biến thời gian của sự việc: sự việc bất thường xảy ra (khổ 3)

Nhà sống giữa thành phố với cuộc sống hiện đại sự việc bất ngờ xảy ra: mất điện dẫn đến tối bây giờ là lúc cần tìm ra ánh sáng bên ngoài cửa sổ: nhà thơ thấy vầng trăng tròn 

Từ ''đột ngột '' là cảm xúc của nhà thơ nhà thơ thấy vầng trăng 1 cách bất ngờ. Trăng vẫn theo quy luật của tự nhiên khi khuyết khi tròn vẫn xuất hiện trên bầu trời. Từ hoàn cảnh này gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm

Khổ 1+2 kỉ niệm của tuổi thơ

Đây là những kỉ niệm về tuổi thơ tuổi nhỏ của tác giả ở đây kết hợp cùng với nghệ thuật điệp từ ''với'' và cả nghệ thuật liệt kê đồng, sông, bể gợi ra nhiều không gian mà nhà thơ được trải nghiệm và không gian rất rộng lớn ấy với nhiều kỉ niệm của tuổi thơ ''trần trụi với thiên nhiên/hồn nhiên như cây cỏ'' ở đây thể hiện tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên cây cỏ, trăng sao'' hồi chiến tranh ở rừng/vầng trăng thành tri kỉ. Kỉ niệm thời chiến tranh ở rừng vầng trăng đã trở thành người bạn tri kỉ của người lính (Liên hệ với câu thơ: đầu súng trăng treo) Cái vầng trăng tình nghĩa: Câu thơ như đúc rút lại tình cảm của nhà thơ với vầng trăng lúc tuổi thơ, chiến tranh Trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng khó khăn vất vả vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình 

Suy nghĩ của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Cuộc sống thay đổi thì tình cảm của người với trăng cũng có sự thay đổi (Khổ 3)

Bài thơ được viết năm 1978 lúc đó chiến tranh đã kết thúc, Người lính trở về với cuộc sống hiện tại nơi thành phố trong những ngôi nhà cao tầng với ánh điện và cửa gương và dường như quên đi sự có mặt của vầng trăng 

Nghệ thuật nhân hóa ''vầng trăng đi qua ngõ'' kết hợp so sánh ''như người dưng qua đường" cho thấy trăng vẫn tồn tại vĩnh hằng nhưng con người dường như quên đi như không nhìn thấy như người dưng người xa lạ không quen biết. Con người quên đi vầng trăng hay là dễ quên đi những năm tháng khó khăn vất vả quên đi tình nghĩa thủy chung phản bội lại chính mình

Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong hoàn cảnh mất điện khiến nhà thơ bỗng dưng có cảm xúc (Khổ 5): Khi con người và mặt trăng đối diện với nhau trăng không hề trách cứ nhưng người lính thấy cái gì rưng rưng xúc động nước mắt ứa ra như sắp khóc. Điệp từ ''là'' cùng nghệ thuật liệt kê đồng, bể, sông, rừng cả nghệ thuật so sánh ''như là'' gợi biết bao kỉ niệm ùa về của 1 thời gắn bó chan hòa với thiên nhiên quê hương đất nước.

Khổ cuối: Trăng tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ chính là người bạn nhân chứng nghĩa tình mà đang nhắc nhở nhà thơ con người có thể vô tình có thể vô tình có thể lãng quên nhưng thiên nhiên vầng trăng nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy bất diệt 

2. Chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ 

Từ 1 câu chuyện riêng bài thơ đã nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao nghĩa tình đối với thiên nhiên đất nước bình dị

Bài thơ có ý nghĩa với cả 1 thế hệ với nhiều người nhiều thời đại nó đặt ra thái độ sống với quá khứ với những người đã khuất và với cả chính mình.

Bài thơ gợi lên đạo lí sống thủy chung là 1 truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta

Kết bài: ....

Leave a Reply