Suy nghĩ của em về câu tục ngữ sau: Tiên học lễ, hậu học văn

DÀN Ý

I) Mở bài:

- Từ xưa tới nay ông cha ta luôn đề cao việc học tập, rèn luyện đạo đúc, học cách ứng nhân xử thế.

- Để nhắc nhở, răn dạy con cháu, cha ông ta đã gửi gắm trong câu tục ngữ:

Tiên học lễ, hậu học văn​

Tiên học lễ, hậu học văn

II) Thân bài:

- Luận điểm 1: Giải thích:

  • "Học" là hoạt động tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở, thực tế cuộc sống. Biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân.
  • "Tiên học lễ" là trước tiên phải học lễ nghĩa, đạo đức làm người.
  • "Hậu học văn" là sau đó mới học văn hóa, học chữ viết, kiến thức để mở rộng tầm hiểu biết thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh.

=> Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc học đạo đức làm người. Từ đó nhắc nhở mỗi người cần phải học tập.

- Luận điểm 2: Suy nghĩ, chứng minh:

+ Vậy vì sao làm người trước tiên cần phải học lễ nghĩa, đạo đức?

  • Lễ nghĩa, đạo đức là thước đo chuẩn mực để đánh giá phẩm chất, nhân cách làm người.
  • Người có đạo đức, nhân cách sẽ có ý thức học tập tốt, chủ dộng, tự giác, không lười biếng, ỷ lại,..Từ đó học tập ngày càng tiến bộ.
  • Được mọi người yêu quý, kính trọng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
  • Góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển.
  • Người không có đạo đức, không hiểu lễ nghĩa sẽ sống không biết kính trên nhường dưới, bị mọi xa lánh, ghét bỏ,...
  • Làm người trước tiên cần phải học lễ nghĩa, đạo đức

+ Chứng minh:
  • Con người từ khi sinh ra đã được dạy cách làm người, kính trên nhường dưới.
  • Trong gia đình, con cái hiểu đạo đức, lễ nghĩa sẽ tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

- Luận điểm 3: Mở rộng vấn đề:

+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị. Nó giúp con người nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc học đạo đức, nhân cách làm người trước khi học kiến thức, học hiểu biết.

+ Đây là lời phê phán những ai lười học, học không đến nới đến chốn, không có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, cư xử thiếu tôn trọng. Họ chỉ coi trọng việc học kiến thức mà quên đi việc học đạo đức làm người.

- Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động:

+ Vậy chúng ta cần phải sống như thế nào?

  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc học đạo đức. Học bằng nhiều con đường.
  • Làm người trước tiên cần phải học lễ nghĩa, nhân cách làm người. Song song với việc học đó, cần phải ra sức học tập văn hóa để mở rộng tầm hiểu biết.
  • Là học sinh, ngay từ buổi đầu đến trường cần học tập nội quy đầy đủ. Đoàn kết giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô ,..cần chăm chỉ học tập đầy đủ.

III) Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề + bài học sâu sắc.

Leave a Reply