Suy nghĩ của em về lời nhắn trong câu tục ngữ sau: Không thầy đố mày làm nên

DÀN Ý

1) Mở bài:

- Từ xa xưa, thầy cô luôn có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối với những ai muốn thành công. Để khẳng định vai trò, sự quan trọng đó, cha ông ta đã đúc kết trong câu tục ngữ:

Không thầy đố mày làm nên.

II) Thân bài:

- Luận điểm 1: Giải thích:

+ "Không thầy" là không có người dạy dỗ, chỉ bảo chúng ta tiếp thu kiến thức.

+ "Đố mày" như một lời thách thức đối với người học về sự thành đạt của họ.

Không thầy đố mày làm nên

+ "Làm nên" là có được thành công, làm nên công danh sự nghiệp.

=> Như vậy, không có thầy dạy dỗ, chỉ bảo, người học không thể tiếp thu thêm kiến thức, không làm nên công danh sự nghiệp. Câu tục ngữ đã khảng định vai trò, tầm quan trọng của thầy cô, từ đó nhắc nhở mỗi người sống cần có lòng biết ơn.

- Luận điểm 2: Suy nghĩ, chứng minh.

+ Tại sao chúng ta phải biết ơn thầy cô?

  • Thầy cô là người truyền đạt kiến thức, dạy ta từng con chữ, con số, uốn nắn từng nét chữ,...
  • Là người dạy chúng ta tìm hiểu nguồn tri thức vô tận của nhân loại. Từ đó tầm hiểu biết ngày càng nâng cao, mở rộng thuộc mọi lĩnh vực,..Chính thầy cô là người giúp ta mở cánh cửa của tri thức nhân loại, vững bước vào tương lai.
  • Là người dạy cách ứng nhân xử thế, đạo lý làm người, kính trên nhường dưới, lễ phép, phân biệt tốt xấu,..
  • Là người dành cho những tình cảm yêu thương, gần gũi, chia sẻ, tiếp thêm nghị lực, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khắn thử thách, thực hiện những ước mơ hoài bão,...
  • Nếu không có thầy cô, người học luôn đối mặt với khó khăn, thậm chí gục ngã trên con đường chinh phục nguồn tri thức mới, thành tựu mới,...
+ Chứng minh: Cuộc sống cho thấy từ xưa tới nay, biết bao người thầy đã đào tạo được nhiều học trò, như:
  • Khổng Tử.
  • Chu Văn An.
  • Đặc biệt người thầy Hồ Chí Minh đã đào tạo được những học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp,...
  • ....

- Luận điểm 3: Mở rộng vấn đề:

+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp,..Khẳng định người thầy có một vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thành công của người học. Tuy nhiên, câu tục ngữ vẫn còn phần hạn chế. Vì sự thành đạt còn phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng học tập của người học,...

Sự nỗ lực, cố gắng học tập của người học

+ Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt, thái độ bất kính với thầy cô,...Trong học tập còn lười biếng, ỷ lại,..

- Luận điểm 4: Bài học nhận thức:

+ Chúng ta cần phải sống như thế nào?

  • Cần nhận thức vai trò, tầm quan trọng, vị trí, công lao của người thầy.
  • Người học cần thể hiện lòng biết ơn, thái độ kính trọng, lễ phép, dành tình cảm tốt đẹp nhất đến với người thầy,..
  • Sống không thờ ơ, lạnh nhạt, vong ơn,..
  • Là học sinh sống cần có lòng biết ơn thầy cô, ra sức học tập để đạt thành công,...

3) Kết bài:

- Câu tục ngữ mãi mãi là lời khẳng định đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của người thầy đối với sự thành đạt của người học.

- Câu tục ngữ tuy ngắn ngọn nhưng hàm chưa nhiều ý nghĩa sâu xa: sống cần có lòng biết ơn, kính trọng công ơn dạy dỗ của thầy cô.

Leave a Reply