Suy nghĩ về nhân vật ông Hai qua truyện ngắn Làng của Kim Lân

DÀN Ý

1. Tâm trạng của ông Hai khi ở nơi tản cư.

+ Ông luôn nhớ về làng chợ Dầu…

+ Ở nơi tản cư, ông thường xuyên theo dõi tin tức về làng, về kháng chiến.

+ Ở phòng thông tin

Một em nhỏ xung phong bơi ra giữa hồ Hòan Kiếm cắm Quốc kì lên Tháp Rùa.

Đội nữ du kích Trưng Trắc bắt sống một tên quan hai bốt 

Anh trung đội trưởng giết được bảy tên giặc

=>Ruột gan ông cứ múa cả lên

2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

- Khi nghe tin làng theo giặc:

+ Cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được, một lúc mới nói è è, giọng lạc hẳn đi…

Suy nghĩ về nhân vật ông Hai qua truyện ngắn Làng của Kim Lân

- Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại…

=> Nghe được tin quá đột ngột, ông Hai ngạc nhiên, sững sờ cao độ đến hốt hoảng. Ông vô cùng tủi thân, xấu hổ đau đớn đến tê tái trong lòng.

=> Có lẽ nếu ông Hai không yêu làng, tự hào về làng đến mức tôn thờ thì ông không đau đớn đến thế. Ông đau bởi vì tình yêu làng của ông quá lớn. Tin làng theo giặc khiến thần tượng trong ông sụp đổ. Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh day dứt cả tâm hồn ông.

Cuộc đấu tranh nội tâm ở ông Hai đã đưưa ông đến một lựa chọn dứt khoát:

+ Về làng hay ở lại ?

+ Về làng hay bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ

+"Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù".

=> Tình yêu nưước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê. 

Tâm sự với con để giãi bày lòng mình:

+ Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu

+Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ 

=> Tình yêu sâu nặng, bền vững và thiêng liêng đối với làng và Tổ quốc.

Khi nghe tin xấu được cải chính:

- Vui sướng, háo hức 

- Khoe "Tây đốt nhà tôi rồi"

=> Minh chứng cho làng ông trong sạch. Rất hạnh phúc khi làng mình là làng yêu nước.

=> Tình yêu làng quê gắn bó, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

Leave a Reply